Lũ sông Hồng - Hà Nội vượt báo động 2, nguy cơ mất an toàn loạt tuyến đê

Chủ đề   RSS   
  • #616200 11/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27442
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 569 lần
    SMod

    Lũ sông Hồng - Hà Nội vượt báo động 2, nguy cơ mất an toàn loạt tuyến đê

    Sáng 11/9/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia trên các tuyến sông. Theo đó, các chuyên gia cảnh báo, lũ trên sông đang lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê.

    (1) Lũ sông Hồng - Hà Nội vượt báo động 2, nguy cơ mất an toàn loạt tuyến đê

    Ngày 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở thành phố Hà Nội. Cụ thể, tính đến 5 giờ 00 phút ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội 10,76m, trên mức báo động 2 0,26m

    Theo đó, dự báo trong 12 giờ tới lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức báo động 2.

    Đối với các khu vực còn lại:

    - Trên sông Thao tại Yên Bái 34,79m, trên BĐ3 2,79m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,37m; tại Phú Thọ 18,27m, trên BĐ2 0,07m; 

    - Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,14m, trên BĐ3 0,84m. 

    - Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,05m, trên BĐ3 0,75m. 

    - Trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,73m, trên BĐ3 1,73m; tại Vụ Quang 20,89m, trên BĐ3 0,39m. - Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,46m, trên mức BĐ3 0,46m.

    - Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 5,77m, dưới mức BĐ3 0,23m.

    Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cảnh báo:

    - Trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

    - Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.

    - Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng - Thái Bình.

    Ngoài ra, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng có cảnh báo về nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp tại các Quận/ huyện như sau:

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/11/canh-bao-lu-lut-dang-cao.pdf Tin lũ đặc biệt lớn trên các tuyến sông (11/09/2024 05:27:05)

    (2) Quy định về xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:

    - Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

    - Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo. Cụ thể:

    + Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

    + Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

    - Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. 

    Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định 66/2014/NĐ-CP và quy định tại các Điều 14, 15 Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

     
    90 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận