Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị phạt hành chính như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606094 13/10/2023

    Bao116

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị phạt hành chính như thế nào?

    Lợi dụng chăm sóc người cao tuổi để trục lợi có bị phạt hành chính? Khi nào người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Nhà nước có chính sách gì cho người cao tuổi?
    Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi như sau:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    + Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

    + Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

    + Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.

    Như vậy, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

    Ngoài ra, cá nhân, tổ chức buộc phải nộp lại khoản lợi ích bất hợp pháp từ việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi mang lại.

    nguoi-cao-tuoi

    Người cao tuổi thuộc các trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

    Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:

    - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

    - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

    - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

    - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

    Nhà nước có những chính sách hỗ trợ gì đối với người cao tuổi?

    Theo Điều 4 Luật người cao tuổi năm 2009, những chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi bao gồm:

    - Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

    - Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

    - Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    - Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

    - Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Tóm lại, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).

     

     
    319 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận