Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #208755 22/08/2012

    anhanmuonmang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Luật sư cho em hỏi em đã từng mượn 4 cái xe của bạn rùi đem đi bán sau 1 thơi gian lưu lạc em thấy rất hối hận và em muôn vè đàu thú, luật sư cho em hỏi như vậy tội của em phải đi cải tạo mấy năm, đã nhiều lần em muốn xuông tóc đẻ đi tu chuộc lại lôi lầm nhưng nhà chùa không cho, giờ em thất vọng lắm chỉ muốn chết thôi. mà e vè đầu thú em sợ sau này con em se có lý lịch không tốt mong luật sư tư vấn giúp em. em xin cảm ơn.

     
    3716 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #208964   23/08/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Chào bạn!

    Rất hoan nghênh tinh thần và ý thức tự giác của bạn. Bạn không nên nghĩ quẩn là tự tử hay đi tu gì đó, mọi việc không nghiêm trọng như bạn nghĩ đâu. Về lý lịch trong sáng hay không thì sau khi ngồi tù mấy năm (nếu có). sau một khoảng thời gian nhất định bạn sẽ được xóa án tích và lý lịch lại "sạch sẽ" thôi bạn ah. về tôi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bạn có thể tham khảo điều này 140 BLHS như sau:

    "Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Tái phạm nguy hiểm;
      e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".
     
    Báo quản trị |