Đa số người dùng hiện nay đều chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề bảo mật dẫn đến việc bị rò rỉ thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều người còn tự cung cấp số điện thoại, số CMND, địa chỉ nhà... cho kẻ lừa đảo thông qua các bài đăng tặng quà, tặng xe hoặc tặng thẻ cào điện thoại miễn phí trên Facebook. Tình trạng lấy cắp thông tin cá nhân của người này để người khác đăng ký sử dụng dịch vụ đã gây nhiều phiền toái cho nhiều người.
Lộ số Căn cước công dân là lộ những thông tin gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
- 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
- 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
- 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
- 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Các rắc rối kèm theo và cách giải quyết
1. Giả mạo cơ quan chức năng
Khi biết được các thông tin cá nhân của một người, kẻ gian dễ dàng lợi dụng để giả dạng cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thoại hù dọa người dân liên quan đến các vụ án ma túy lớn rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chứng minh, sau đó chiếm đoạt. === >> Trường hợp này bạn chỉ cần cảnh giác và tuyệt đối không chuyển tiền. Không một cơ quan nhà nước nào yêu cầu chứng minh các vụ việc liên quan pháp luật qua chuyển khoản cả.
2. Sử dụng vào việc thực hiện các giao dịch
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các hoạt động cho vay tiền qua app, phần mềm cài đặt trên điện thoại không yêu cầu người dân phải trực tiếp đi thực hiện giao dịch, thủ tục xác minh nhanh gọn dẫn đến thực trạng các đối tượng sử dụng thông tin cá nhân của người khác để đứng ra vay tiền nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu. Điều này dẫn đến người bị lộ thông tin có thể bị làm phiền, thậm chí bị buộc phải hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho bên cho vay.
==== >> Trong trường hợp giả danh thực hiện ký kết hợp đồng vay tài sản mà không có sự đồng ý, không có chữ ký của người bị lấy cắp thông tin thì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu và người bị lộ thông tin không phải chịu bất cứ nghĩa vụ nào với bên cho vay theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.
3. Đăng ký số điện thoại hoặc lấy số điện thoại của người khác đăng ký các ứng dụng di động
Để kiểm tra thông tin về số điện thoại đang sử dụng, người dùng chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414. Ngược lại, nếu muốn kiểm tra số lượng thuê bao đã đăng ký theo số CMND, người dùng hãy soạn tin CMT và gửi đến 195. Ví dụ, CMT 024323xxx gửi 195. Lúc này, nhà mạng sẽ trả về danh sách các số điện thoại đã đăng ký bằng số CMND trên.
Đối với nhà mạng MobiFone, bạn phải gọi trực tiếp lên tổng đài 9090 (nhấn phím 1), sau đó đọc số CMND để điện thoại viên kiểm tra số lượng thuê bao đã đăng ký. Tương tự, nếu đang sử dụng VinaPhone, người dùng hãy gọi đến số 9191 (cước phí 200 đồng/phút đối với thuê bao trả trước) và làm theo các bước hướng dẫn.
==== >> Bạn chỉ cần cầm CMND bản gốc đến các cửa hàng hoặc điểm giao dịch của nhà mạng trên toàn quốc để yêu cầu xóa bỏ số thông tin về số điện thoại lạ.
Nhìn chung, nếu bạn đã để lộ số CCCD thì khi phát sinh hậu quả liên quan mới có thể giải quyết được. Ngoài ra, bạn cũng không cần quá lo lắng vì pháp luật có liên quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn. Nếu bạn không tham gia vào các giao dịch trên thì k có nghĩa vụ trả nợ hay các nghãi vụ khác khi sự việc phát sinh.