Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #584148 21/05/2022

    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về đất quy hoạch như sau:

    “Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

    [...]2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật

    Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.[...]”

    Theo đó, đất thuộc diện quy hoạch thì người sử dụng đất vẫn có thể thực hiện các quyền của mình nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm nếu chưa được cho phép trong trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện. Do đó, đất quy hoạch vẫn có thể giao dịch buôn bán. Tuy nhiên, nếu sau khi đặt cọc mảnh đất thì mới phát hiện đây là đất đang bị quy hoạch thì có thể hiểu rằng trong quá trình ký kết đặt cọc, người bán đất đã không cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về mảnh đất đó. Vì vậy, hợp đồng dân sự này có thể vô hiệu căn cứ vào Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

    Từ quy định trên, nếu bên bán đất cố ý không cung cấp cho người mua thông tin về đất quy hoạch làm người mua hiểu sai về mảnh đất đó thì người mua có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    “Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

    Theo đó, nếu giao dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Lúc này, người mua sẽ nhận lại được tiền đặt cọc của mình.

     
     
    529 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584218   24/05/2022

    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, trong hợp đồng thường sẽ quy định bên đặt cọc cam kết hiểu rõ tình trạng pháp lý của lô đất, bên nhận đặt cọc cam kết đất không nằm trong diện quy hoạch của Nhà nước, đất không phải là đất có tranh chấp.

    Theo Điều 127 Bộ Luật Dân sự 2015 giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    - Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    - Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Như vậy, hợp đồng đặt cọc đã không có hiệu lực pháp luật do bên kia đã không cung cấp đầy đủ thông tin về đất, có hành vi gian dối, không trung thực nhằm dụ dỗ chuyển nhượng mảnh đất đang quy hoạch.

     
    Báo quản trị |  
  • #584423   29/05/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã cung cấp. Hiện nay, mình nhận thấy vấn đề này đang tồn tại rất nhiều, người bán đất thường cố ý không cung cấp hay lừa dối những người nhẹ dạ cả tin để mua đất quy hoạch nên trước khi quyết định đặt cọc/mua đất thì người mua cần phải tìm hiểu thật kỹ, tránh trường hợp sau đó xảy ra những rắc rối, tốn thời gian để giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #584474   29/05/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 136 lần


    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Cảm ơn bài viết của bạn, bên đặt cọc nên tìm hiểu rõ tình trạng pháp lý của lô đất, bên nhận đặt cọc khi tiến hành bán đất, bên nhận đặt cọc phải thông báo cho bên đặt cọc về tình trạng quy hoạch của mảnh đất, nếu không báo thì bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ và bên đặt cọc có thể xem xét khởi kiện đòi lại tiền cọc nếu hợp đồng đặt cọc có ghi nhận về nghĩa vụ này.

     
    Báo quản trị |  
  • #586274   27/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều. Từ bài viết của bạn mà mọi người dân sẽ cẩn thận hơn trong việc mua đất. Hiện nay, có nhiều người bán lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người mua nên cố tình không cung cấp tình trạng của miếng đất hiện tại như nào để lừa những người đó mua. Cũng rất may là có pháp luật bảo vệ những gì cần bảo vệ không thôi sẽ có những người mất tiền oan.

     
    Báo quản trị |  
  • #588750   30/07/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết. Làm sao để tránh mất tiền tỷ khi mua nhà đất bao sổ đỏ, sổ hồng, bài viết sẽ chỉ rõ các bước cụ thể về pháp lý và các vấn đề liên quan cho nhà đầu tư khi mua bất động sản. Mọi người nên trang bị các kiến thức pháp lý cơ bản để tránh rủi ro mất tiền như trên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588753   30/07/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 10833
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 196 lần


    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Theo mình thì nếu bên mua không hỏi bên bán về các thông tin liên quan đến quy hoạch của thửa đất, bên bán chỉ cung cấp các thông tin đúng thực tế theo những gì bên mua hỏi thì sẽ không rơi vào trường hợp giao dịch bị vô hiệu do bị lừa dối.

     
    Báo quản trị |  
  • #588758   30/07/2022

    Lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch có được đòi lại tiền hay không?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn mình xin bổ sung thêm:

     Khi giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, trong hợp đồng thường sẽ quy định bên đặt cọc cam kết hiểu rõ tình trạng pháp lý của lô đất, bên nhận đặt cọc cam kết đất không nằm trong diện quy hoạch cua Nhà nước, đất không phải là đất có tranh chấp.
     Các bên có nghĩa vụ:
    Bên đặt cọc: tìm hiểu rõ tình trạng pháp lý của lô đất: đất có tranh chấp, đất có quy hoạch không, nếu không tìm hiểu mà tiến hành đặt cọc thì bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ theo Điều 281 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu tiếp tục đặt cọc thì bên đặt cọc có lỗi và sẽ không được đòi lại tiền cọc nếu chấp dứt giao dịch.
    Bên nhận đặt cọc: khi tiến hành bán đất, bên nhận đặt cọc phải thông báo cho bên đặt cọc về tình trạng quy hoạch của mảnh đất. Nếu không báo thì bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ và bên đặt cọc có thể xem xét khởi kiện đòi lại tiền cọc nếu hợp đồng đặt cọc có ghi nhận về nghĩa vụ này.
    Thủ tục khởi kiện giải quyết trường hợp lỡ đặt cọc đất quy hoạch
      Cơ quan thụ lí giải quyết
    Giao dịch đặt cọc, mua bán nhà đất là giao dịch dân sự. Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp.
      Hồ sơ khởi kiện
    Người lỡ đặt cọc mua đất quy hoạch tiến hành làm đơn khởi kiện theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm:
    Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
    Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
    Thông tin của người nộp đơn, người bị kiện và những người có lợi ích liên quan (tên, nơi cư trú, nơi làm việc);
    Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
    Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
      Trình tự thủ tục khởi kiện
    Thủ tục khởi kiện sẽ được giải quyết theo các trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
    Viết đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ các phần được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
    Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
    Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định về thụ lí vụ án; thông báo cho người khởi kiện về vấn đề đơn kiện và thụ lí vụ án (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; trả đơn kiện; thụ lí đơn kiện; chuyển giao đơn kiện);
    Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 này kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí;
    Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lí vụ án trong vòng 03 ngày; Chánh án Tòa án tiền hành phân công thẩm phán giải quyết vụ án;
    Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo;
    Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
    Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
     Cơ sở pháp lý tham khảo:
     
    Báo quản trị |