Leo rào có vi phạm pháp luật hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #28312 04/09/2008

    sonpham

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Leo rào có vi phạm pháp luật hay không?

    Mẹ tôi(đã 90) sống cùng với gia đình chị Ba(6 người) trong 2 căn nhà do Ba (mất 1986) Mẹ tôi tạo lập từ trước 1960. Vì tranh chấp giữa Tôi và chị Ba nên chị đã đổi chìa khóa cổng lối đi vào nhà nhầm ngăn cản tôi tiếp xúc với Mẹ. Tôi phải đi nhờ 2 nhà bên cạnh có cửa sau thông qua sân trước, hoặc trèo cổng để vào nhà kêu Mẹ tôi, sau đó Mẹ tôi đứng trong cổng,còn tôi leo ra ngoài rồi mới thăm hỏi. Vì đứa con trai của chị Ba đã nhiều lần hâm dọa(đâm chém và giêt hại), hành hung ngay cả khi tôi đứng ngoài cổng nhà nên tôi phải né tránh đứa cháu nầy.

    Xin hỏi việc tôi leo rào có vi phạm pháp luật hay không? nếu có thì tôi phải dùng cách gì để thăm Mẹ.

    Xin Quý thành viên giúp đở. Xin cảm ơn.

     
    5169 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28313   04/09/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Leo rào

    Bạn không nói rõ ai là chủ căn nhà gia đình chị Ba: bạn hay là chị Ba.Nhưng theo tôi nghĩ người có thể thay đổi chìa khóa khiến cho bạn không vào được nhà thì người đó chắc là chủ nhà, và như vậy đương nhiên chuyện bạn trèo rào vào nhà người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhân thì là vi phạm pháp luật ( điều 46 Bộ lụât Dân sự, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở).
        Tuy vậy hành vi cản trở bạn thăm mẹ bạn là sai.Bạn có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp để bạn được thực hiện thăm hỏi mẹ theo đúng hiếu nghĩa của dân tộc (tất nhiên là đường hoàng đi vào theo cổng chính chứ không phải qua hàng rào).
     
    Báo quản trị |  
  • #28314   04/09/2008

    sonpham
    sonpham

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo bản sao hộ khẩu 2003 thì Mẹ tôi đứng tên căn nhà đang ở(không có GCNQSHN/QSDĐ vì 2 căn nhà nầy đang trong tình trạng tranh chấp do chị Ba và đưa con trai đã và đang ngấm ngầm mưu đồ chiếm đoạt cả 2 căn, thay vì thỏa thuận chia di sản theo luât pháp). Hơn nữa Mẹ tôi đã 90 gần như điếc mà cổng cách cửa nhà độ 50m. Riêng chi Ba đứng tên hộ khẩu căn nhà thứ hai, nhưng lại ở trong căn nhà của Mẹ tôi. Chị tôi giam lỏng cả Mẹ tôi vì Mẹ tôi cũng không có chìa khóa cổng. Chị tôi và con trai là người bá đạo,luôn giải quyết tranh chấp bằng dao búa, ngay cả cái sân trước xưa là lối đi chung của 4 căn nhà xung quanh cũng đã bị rào lại nên láng diền cũng rất bất xúc.

    Xin bổ xung. Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #28315   15/09/2008

    NguyenHoangHai_VKSNQ
    NguyenHoangHai_VKSNQ

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Gửi bạn Phạm Sơn!

    Trường hợp tranh chấp của gia đình bạn có phần phức tạp, giải quyết theo pháp luật thì không khó, vấn đề khó nhất ở đây là mối quan hệ giữa mẹ bạn (đã 90 tuổi, bị điếc, bị chị Ba giam lỏng trong gian thứ 2 cách cổng 50m) và chị em bạn thế nào, bà có thể hiện được quan điểm, thái độ với việc này không? tranh chấp của 2 chị em ruột bạn là thế nào? Bạn đã có đề nghị giúp đỡ gì từ chính quyền nơi cư trú hay tổ dân cư, tổ hoà giải chưa?... Tất cả chủ yếu là giải quyết ổn thoả từ mối quan hệ này.
    Còn nếu giải quyết theo pháp luật, phải căn cứ vào quyền sở hữu căn nhà (hoặc mảnh đất này), bạn nêu ra là bố mẹ bạn tạo lập từ trước 1960, bố của bạn đã mất từ năm 1986, đến nay không có di chúc thừa kế để lại, như vậy theo BLDS, nếu phát sinh vụ án dân sự, bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Điều 676 BLDS), bạn có quyền khởi kiện ra toà dân sự vụ án thừa kế theo pháp luật để đòi quyền lợi của mình trong phần tài sản của bố bạn để lại (nếu không có tranh chấp, thoả thuận nào khác).
    Nhưng cách giải quyết tốt nhất vẫn là tránh căng thẳng và các bên tự thoả thuận, có sự tham gia quyết định của mẹ bạn (nếu cần có sự can thiệp của tổ dân cư, tổ hoà giải hoặc chính quyền sở tại). Chúc hoà thuận. NHH
     
    Báo quản trị |