Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?

Chủ đề   RSS   
  • #564841 16/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?

    Lệnh truy nã có thời hạn bao lâu?

    Thời hạn của lệnh truy nã - Ảnh minh họa

    Nhiều câu chuyện kể rằng có người đã phạm tội từ 30, 40 năm trước, đã ổn định cuộc sống mới nhưng bỗng một ngày lại bị công an đến bắt, hay có người vì quá lâu không bị ai bắt nên trở thành vô tội. Vấn đề này có liên quan gì đến hiệu lực của việc truy nã hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết.

    1. Truy nã là gì, khi nào bị truy nã

    Truy nã là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tìm, bắt giữ những bị can, bị cáo, phạm nhân đang bỏ trốn hoặc không ai biết được tung tích của họ đang ở đâu.

    Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:

    “Điều 231. Truy nã bị can

    1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.”

    Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, những đối tượng sẽ bị truy nã là:

    1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

    2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

    3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

    4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

    5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

    Quyết định truy nã những người này sẽ được ra khi:

    - Đủ căn cứ xác định những đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả

    - Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. (Điều 4 Thông tư trên)

    Đặc biệt, ngay cả trong giai đoạn điều tra, tức chưa bị khởi tố, cơ quan điều tra vẫn có thể ra quyết định truy nã. (Điều 8 Thông tư 13)

    2. Truy nã và việc truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trong những tình huống nêu ra ở đầu bài, việc một người bị bắt sau một khoảng thời gian lẩn trốn không hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh truy nã mà quan trọng nhất là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật hình sự quy định về thời hiệu truy cứu như sau:

    “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

    (Khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015)

    Điều này có nghĩa, nếu một người phạm tội mà quá một thời hạn nhất định vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ sẽ không còn bị truy cứu nữa. Trường hợp nêu ở đầu bài, người phạm tội không còn bị truy cứu nữa vì đã hết thời hạn để truy cứu tội họ đã thực hiện, cụ thể:

    “2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

    c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

    (Khoản 2 Điều 27 BLHS)

    Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà thời hiệu truy cứu sẽ dài hơn, Điều 28 BLHS còn quy định thêm một số tội sẽ bị truy cứu đến khi người đó chết mà không tính thời hiệu.

    Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 3 Điều 27:

    “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”

    Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nhìn vào ví dụ minh họa cụ thể:

    A phạm tội ít nghiêm trọng vào ngày 1/1/2015 => thời hiệu truy cứ đối với hành vi này là từ 1/1/2015 đến 1/1/2020.

    TH1: Nếu trong thời gian này, ví lý do nào đó mà A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sau ngày 1/1/2020 A được coi là không có tội, không bị truy cứu nữa.

    TH2: Nếu trong thời gian này, giả sử vào ngày 1/1/2017, công an đang điều tra hành vi của A, mặc dù thời hiệu truy cứu của A chỉ còn 3 năm nhưng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định Truy nã A thì phải đến khi A ra đầu thú hoặc bị bắt giữ, thời hiệu 5 năm mới được tính lại từ đầu (coi như ngày đầu thú hoặc bị bắt giữ là ngày phạm tội).

    Qua đó có thể giải thích trường hợp một người dù đã phạm tội hàng chục năm trước mà vẫn bị bắt có thể do tội của họ là những tội không tính thời hiệu truy cứu hoặc do họ đang có lệnh truy nã.

    Như vậy , có thể hiểu rằng lệnh truy nã không có thời hạn hiệu lực, chỉ khi nào người phạm tội ra đầu thú, bị bắt hoặc chết thì lệnh truy nã mới hết hiệu lực.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 16/12/2020 04:20:09 CH
     
    10799 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565548   29/12/2020

    Nhiều người phạm tội cho rằng nếu trốn đến khi hết thời hạn truy cứu thì sẽ không phải ngồi tù nhưng thực tế không phải như vậy. Chỉ khi người phạm tội ra đầu thú, trình diện hoặc bị bắt giữ thì cơ quan ra quyết định truy nã mới ra quyết định đình truy nã, dừng việc truy nã.

     
    Báo quản trị |