Xin cám ơn LS Nguyễn Kiều Hưng. Dưới đây, xin đăng tải 1 số nội dung chia sẻ để hy vọng có phần nào đó đóng góp ý kiến cho quá trình quản lý Nhà nước trong việc xây dựng & ban hành pháp luật:
Mới đây Bộ trưởng Đinh La Thăng có chỉ đạo cấm xe giường nằm chạy đường đèo dốc quanh co.
Dẫu biết lệnh cấm của bộ trưởng với mục đích cao cả là bảo vệ tín mạng, sức khoẻ của người dân rất đáng được hoan nghênh và chắc chắn có không ít một bộ phận người dân ủng hộ vì đau xót trước thảm cảnh của vụ tai nạn ở Lào Cai vừa qua.
Nhưng,
Lệnh cấm cần phải dựa trên cơ sở khoa học và có đánh giá sự tác động kinh tế xã hội của nó…chứ không thể cấm theo cảm tính,
Bộ trưởng thử nghĩ xem,
- Có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe giường nằm liên quan đến yếu tố kỹ thuật?
- Tai nạn ô tô hay xảy ra ở đường đèo dốc có phải chủ yếu là xe giường nằm?
- Nguyên nhân của vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Lào Cai là nguyên cớ để BT ra lệnh cấm có phải là do yếu tố kỹ thuật, tức có phải tiêu chuẩn kỹ thuật của loại xe này không cho phép chạy ở những đoạn đường này không?
- Đường đèo dốc được định nghĩa như thế nào? Trên một tuyến đường nếu chỉ có một cái đèo dốc mà cấm luôn cả tuyến, thì có xâm hại quyền lợi của người dân không sống trên đoạn đường đèo dốc không?
- Thiệt hại kinh tế xã hội đối với lệnh cấm này như thế nào? Có bao nhiêu doanh nghiệp bị phá sản? bao nhiêu lao động bị mất việc làm? Thiệt hại của các ngành khác liên quan?
- Còn giải pháp nào tốt hơn không? ví dụ quy định tốc độ, tăng cường cảnh báo, nâng cấp hạ tầng….
- Cũng đừng học theo TQ là không có xe giường nằm, vì họ khác ta khác, họ có tàu điện ngầm từ năm 1971 và sắp có tàu điện ngầm không người lái rồi…
Ở ta vẫn hay có thói quen đưa ra giải pháp theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” hay “quản không được thì cấm” …!