Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #589354 05/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2136)
    Số điểm: 74816
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Có lẽ, chủ đề đang hot dạo gần đây trong cộng đồng sinh viên là “Lễ tốt nghiệp”. Vừa qua, trên các trang mạng xã hội đang có một số ý kiến trái chiều về việc mặc lễ phục như thế nào là đúng trong ngày Lễ tốt nghiệp và nó có chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hay không? Cụ thể, việc cầm quyền trượng của Hiệu trưởng đang xôn xao dư luận có vi phạm pháp luật?

    Lễ tốt nghiệp là kết quả gặt hái được sau nhiều năm cố gắng học tập, rèn luyện của Thầy và trò, đồng thời cũng là dịp quan trọng đối với các Tân cử nhân và gia đình. Vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, nên đòi hỏi về sự chỉn chu là điều cần thiết.

    Theo đó, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.

    Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường.

    le-phuc-tot-nghiep

    Hình ảnh minh họa

    Hiện nay, chưa có các văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tiêu chuẩn lễ phục của Hiệu trưởng trong buổi trao bằng. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT.

    Nhằm thống nhất về trang phục trong buổi lễ, thông thường Ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ mặc lễ phục để trao bằng. Vì thế, việc mặc lễ phục của Ban giám hiệu cũng sẽ phải tuân thủ theo Thông tư này:

    Về nguyên tắc mặc lễ phục

    - Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.

    - Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.

    - Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.

    - Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    Tiêu chuẩn lễ phục

    - Áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

    - Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.

    - Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.

    - Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.

    Mặc dù vậy, tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT cũng đã quy định rõ: 

    “Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.”

    Như vậy, rõ ràng pháp luật trao cho Hiệu trưởng trường đại học quyền quyết định việc mặc lễ phục, quy định kiểu dáng, màu sắc của lễ phục sao cho phù hợp nhưng vẫn dựa trên các cơ sở tiêu chuẩn mà Thông tư đưa ra.

    Ngoài ra, việc cầm quyền trượng trong trường hợp trên cũng không bị pháp luật điều chỉnh. Bởi lẽ, xem xét các quy định pháp luật thì không có quy định ghi nhận hiệu trưởng được cầm quyền trượng song cũng đồng thời không có quy định cấm hiệu trưởng cầm quyền trượng trong buổi lễ tốt nghiệp. 

    Vì thế, việc mặc Lễ phục của Hiệu trưởng và cầm quyền trượng gần đây, cơ bản vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, không vi phạm pháp luật và cũng không có yếu tố trái với đạo đức xã hội, văn hóa Việt Nam.

     
    896 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589374   06/08/2022

    phamminhhien0408
    phamminhhien0408

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/07/2022
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Theo quy định trên thì việc mặc đồng phục trong lễ tốt nghiệp không có quy chuẩn cụ thể, vừa rồi thời gian kết thúc năm học rồi trường lớp bằng chụp hình kỷ yếu. Việc không có gì khi mà có một lớp học sinh cấp 1 chụp ảnh cuối năm, nữ mặc áo dài và nó giống như đồng phục của nữ sinh cấp ba không đúng lứa tuổi gây tranh cải khá lớn, mình thấy cùng là áo dài nhưng nếu thay đổi về màu sắc họa tiết có thể chấp nhận và đẹp. Thế nên, việc mặc lễ phục trong các lễ tốt nghiệp nên lựa chọn phù hợp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #589385   07/08/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả về vấn đề này. 

    Hiện nay, Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT là văn bản đang có hiệu lực quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Văn bản này chỉ quy định chung chung, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường hoặc một ngành mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp và không nhắc đến việc cầm quyền trượng của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, theo tôi, trong lễ phục có quyền trượng và việc cầm quyền trượng cũng không có gì lạ lẫm. Bởi vì nó đặc trưng cho quyền lực của nhà trường. Theo tôi biết thì lễ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng thường xuyên làm như vậy đặc biệt là các trường Đại học ở Anh quốc và Úc nhưng hiệu trưởng sẽ không cầm quyền trượng, mà là một phụ tá sẽ cầm quyền trượng đi trước và hiệu trưởng đi ngay sau đó.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589397   08/08/2022

    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Theo quy định của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, văn bản này không quy định cụ thể về lễ phục liên quan đến các yếu tố chi tiết như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng mà chỉ quy định chung về nguyên tắc mặc đồng phục. Theo đó, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường; phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác; bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (10/08/2022)
  • #589461   09/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả, hiện nay việc mỗi trường đều có những quy định về lễ phục tốt nghiệp, mỗi sinh viên mỗi trường sẽ có những kiểu dáng màu sắc khác nhau miễn không có gì phản cảm và lố lăng thì chẳng có vấn đề gì vi phạm pháp luật cả

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (10/08/2022)
  • #597026   12/01/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Theo quy định của pháp luật thì lễ phục bao gồm: áo, mũ, biểu trung của trường. Theo đó, pháp luật trao quyền của mỗi trường quyết định việc mặc lễ phục, kiểu dáng, màu sắc dự trên cơ sở tiêu chuẩn pháp luật mà không vi phạm ý nghĩa của lễ phục.

     
    Báo quản trị |