Chào bạn, về trường hợp của bạn mình xin chia sẻ thông tin như sau:
Phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được dùng khi tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, hay chức vụ cán bộ quản lý để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
Theo thông tin bạn đề cập, Công ty bạn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, nên mình hiểu là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý.
Tại Điều 5 Quy định 262-QĐ/TW quy định về đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với chức danh Chủ tịch hội đồng thành viên (quản trị), tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng các tập đoàn, tổng công ty (công ty) nhà nước như sau:
“Ủy viên hội đồng thành viên (quản trị), tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng; ủy viên ban chấp hành đảng bộ tập đoàn, tổng công ty (nếu tổ chức đảng toàn tập đoàn, tổng công ty) hoặc ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan tập đoàn, tổng công ty; trưởng các đơn vị trực thuộc tập đoàn, tổng công ty; bí thư đảng ủy (chi bộ), chủ tịch hội đồng thành viên (quản trị), tổng giám đốc (giám đốc) các tổng công ty (công ty) trực thuộc tập đoàn, tổng công ty; trưởng các đoàn thể của tập đoàn, tổng công ty.”
Đồng thời, tại Điều 8 Quy định 262-QĐ/TW quy định về trách nhiệm của người ghi phiếu tín nhiệm:
“8.4- Trách nhiệm của người ghi phiếu
- Tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm để ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh cán bộ theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.
- Khi có vấn đề cần làm rõ, người ghi phiếu có thể đặt yêu cầu đối với người được lấy phiếu bằng văn bản (chậm nhất là 15 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm).”
Từ những quy định trên có thể thấy, khi tổ chức lấy phiếu tín nhận, người được lấy phiếu tín nhiệm không được phát phiếu và ghi phiếu tín nhiệm cho mình nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan.