Lấy lại tài sản đã góp vốn vào doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #124325 17/08/2011

    hongnguyen1404

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 802
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Lấy lại tài sản đã góp vốn vào doanh nghiệp

    Xin mọi người tư vấn giúp tôi.
    Năm 2007 tôi có góp vốn để thành lập công ty TNHH. Công ty chỉ có hai thành viên, số vốn góp của mỗi người là 50/50. Trong đó người A đứng tên đại diện pháp luật. Tôi đã thực hiện đủ nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chuyển tiền mặt và tài sản là máy móc tôi mua chuyển từ nước ngoài vào doanh nghiệp.
    Do có nhiều lý do, tôi không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
    Hiện tại, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi làm sao lấy lại được tiền đã góp vào doanh nghiệp. Tôi cũng có đọc sơ qua luật doanh nghiệp quy định về việc Thành viên công ty TNHH không được tự rút vốn. Vậy nếu trong trường hợp tôi yêu cầu doanh nghiệp mua lại vốn góp, doanh nghiệp không mua, tôi cũng không bán lại được cho người thứ 3. Tôi có thể lấy lại tiền góp vốn của mình bằng cách nào?
     
    10210 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #124651   19/08/2011

    hlawstock
    hlawstock

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào bạn,
    vấn đề của bạn hình như trên diễn đàn đã trao đổi cũng khá nhiều trong mục Doanh nghiệp.
    Tuy nhiên tôi cũng xin được trao đổi thêm với bạn như sau:
    - trước hết, việc bạn đã chủ động đứng ra thành lập doanh nghiệp với loại hình là CT TNHH, rồi sau đó hoàn thành các nghĩa vụ góp vốn cho thấy bạn có ý định kinh doanh nghiêm túc. Pháp luật quy định các loại hình doanh nghiệp khác nhau để người kinh doanh có thể lựa chọn phù hợp với mong muốn của mình. Và khi lưa chọn tự đầu tư thông qua việc lập doanh nghiệp, bạn đã có thể hoạch định cho mình chiến lược kinh doanh cũng như dự phòng khả năng mạo hiểm, rủi ro cho mình.
    - Vì để ràng buộc cho một quá trình hoạt động kinh doanh ổn định, có thể kiểm soát được tình hình thành lập doanh nghiệp nên có thể đó là lý do mà luật pháp giới hạn việc rút vốn ra khỏi Cty TNHH.

    Vấn đề là nếu bạn thấy lĩnh vực kinh doanh mà mình đã chọn có thể hoạt động có hiệu quả nhưng vì những lý do khác mà bạn không thể tiếp tục kinh doanh, bạn có thể tìm người khác mua lại phần vốn góp của mình sau khi làm đầy đủ các thủ tục chào bán phần vốn góp của mình cho thành viên còn lại theo quy định tại luật Doanh nghiệp. Bạn thử dùng những hình thức chào bán phần vốn góp của mình thông qua các công ty chuyên môi giới thu xếp vốn, các cty có hoạt động M&A mà hiện nay cũng có khá nhiều.

    một vài thông tin chia sẽ.
    thân ái
    hlawstock@gmail.com
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hlawstock vì bài viết hữu ích
    hongnguyen1404 (31/08/2011)
  • #127288   31/08/2011

    hongnguyen1404
    hongnguyen1404

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 802
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn đã tư vấn cho tôi, chỉ có điều, người đại diện cho doanh nghiệp hiện nay làm khó cho tôi, không mua lại phần vốn góp.  Còn việc chào bán ra bên ngoài tôi nghĩ cũng rất khó khăn, có ai lại muốn mua lại phần vốn góp trong một doanh nghiệp mà nội bộ không đồng thuận, để rồi việc chia lợi nhuận kinh doanh của mình không thể yêu cầu được.
    Tôi không biết ngoài cách trên, tôi có thể lấy lại vốn góp của mình bằng cách nào, kiện ra Tòa án hay yêu cầu Sở kế hoạch đầu tư cho phép doanh nghiệp giải thể.
     
    Báo quản trị |  
  • #127309   31/08/2011

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Bạn nên đưa thêm thông tin cụ thể hơn:
    1. Tỉ lệ phần vốn góp của bạn bao nhiêu. Nếu bạn có đủ 1 tỉ lệ nào đó như quy định trong điều lệ và Luật Doanh nghiệp tương ứng bạn sẽ có 1 số  quyền nhất định trong việc thay đổi đại diện theo pháp luật, chia, tách giải thể, mua bán tài sản giá trị lớn của Cty, v.v...
    2. Việc vốn góp của bạn đã thực hiện được bao lâu và thu nhập của bạn từ việc góp vốn của bạn thế nào. Nếu bạn tìm kiềm và chứng mình được sai phạm của người cùng góp vốn tại Cty (đại diện theo PL), thì bạn có thể khởi kiện về tranh chấp phần vốn góp trong Cty tại tòa án.   

    Bổ sung cho bạn một số cách nữa là: 
    1. Bạn có thể mua lại phần vốn góp của người kia để tiến hành chuyển đổi thành  Cty TNHH 1 thành viên, lúc dó Cty là của bạn rồi, bạn muốn làm gì thì làm.  
    2. Yêu cầu tách Cty, Cty TNHH 2 thành viên thành 2 Cty TNHH 1 thành viên. 

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #127324   31/08/2011

    hongnguyen1404
    hongnguyen1404

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2011
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 802
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn không đọc kỹ phần hỏi của tôi, như tôi đã cung cấp thông tin, thì tỷ lệ góp vốn là 50/50 và người kia đang là người đại diện theo pl của doanh nghiệp và quản lý hoạt động của doanh nghiệp
    Còn tôi, từ thời điểm góp vốn thành lập năm 2007 tôi không có điều kiện tham gia vào việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp và hơn 02 năm cũng không được chia lợi nhuận.
    Doanh nghiệp này là công ty TNHH 2 thành viên
    Rất mong các bạn tư vấn giúp đỡ
     
    Báo quản trị |