Lấy chồng xong mới biết mình là nam - Minh họa
Trong trường hợp bạn đã lấy vợ, chồng và đăng ký kết hôn xong, nhưng bỗng một ngày nhận ra giới tính thật của mình không đúng với những gì ghi trên giấy tờ tùy thân thì quan hệ hôn nhân đó phải được giải quyết như thế nào?
1. Cải chính hộ tịch
Việc giới tính của bạn bị xác định sai đồng nghĩa với các thông tin trên hộ tịch của bạn đã có sự nhầm lẫn, lúc này theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP (hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) thì:
“2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
2. Yêu cầu chấm dứt hôn nhân trái pháp luật
Sau khi xác định lại giới tính ghi vào sổ hộ tịch, các giấy tờ liên quan của bạn cũng cần được thay đổi tương ứng. Lúc này vì giới tính của cả “vợ” và “chồng” đều giống nhau, đây là trường hợp mà pháp luật “không công nhận” hôn nhân theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Chính vì sau khi trở về với giới tính thật, cả hai người không còn phù hợp với điều kiện để được nhà nước chứng nhận kết hôn, lúc này nếu cuộc hôn nhân và những giấy tờ liên quan đến hôn nhân vẫn còn tồn tại, đó sẽ là những giấy tờ trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 10 Luật HNGĐ, loại trừ trường hợp bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn, những ggười có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp này bao gồm:
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, sẽ có rất nhiều chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hôn nhân này!
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 18/03/2021 03:37:48 CH