Một lần tình cờ mình xem một video trên mạng ở Nhật, mới biết được một chuyện mà mình nghĩ không phải ai cũng để ý. Đó là phần đường dành cho người khiếm thị ở trên vỉa hè và các khu vực tập trung đông người như các trạm tàu điện ngầm, nhà ga, sân bay…
Đây là sáng kiến của người Nhật và Nhật Bản cũng là nước áp dụng đầu tiên mô hình này. Ngay lập tức mô hình phần đường này phát huy được hiệu quả nên được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, nguyên tắc chung của những phần đường này cũng được nhà sản xuất thống nhất để người khiếm thị phân biệt được thông qua cảm giác từ bàn chân của mình.
Đối với làn đường nổi các vân dạng que, song song nối dài tiến về phía trước, tín hiệu này đồng nghĩa với việc bạn được quyền đi tới hoặc lùi.
Ở các mặt vân nổi hình tròn, các ô này dùng để đặt ở các ngã ba, ngã tư để người khiếm thị biết rằng cần phải dừng lại để cân nhắc rẽ sang hướng nào.
Mình hay đến các nhà ga, sân bay thấy mấy làn đường bằng nhựa kiểu như thế này. Trước giờ trong đầu cứ nghĩ đó là những đường để đặt dây điện ở dưới, lúc có hỏng hóc, mở ra sửa chữa, khắc phục cho dễ. Giờ mới biết là tại mình lạc hậu, người Nhật người ta dùng mô hình này từ những năm 1965.
Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 07/04/2017 05:09:45 CH