Làm việc ở quán ăn không ký hợp đồng lao động có đòi được tiền lương hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #618184 31/12/2024

    chauquemy

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:31/12/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm việc ở quán ăn không ký hợp đồng lao động có đòi được tiền lương hay không?

    Mẹ em làm ở quán ăn, làm việc nguyên tháng và chỉ nghỉ đột xuất 1 tiếng ngày 31/12/2024, và nghỉ Tết Tây 1/1/2025, chủ quán nói không tôn trọng và trừ hết lương cả tháng là 5 triệu 800 ngàn đồng (nhưng cả hai không kí hợp đồng). Vậy có phạm luật không? và tranh luận với chủ quán như thế nào?

    chính tả, tiêu đề
     
    85 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chauquemy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/01/2025)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618209   06/01/2025

    lsnguyenthinhuocy
    lsnguyenthinhuocy

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần
    Lawyer

    Làm việc ở quán ăn không ký hợp đồng lao động có đòi được tiền lương hay không?

    Chào bạn, 

    Trường hợp hai bên không ký hợp đồng bằng văn bản về việc thuê mướn lao động này thì căn cứ vào thỏa thuận trao đổi giữa hai bên (qua tin nhắn, lời nói, hành động...) để xác định đây có phải quan hệ lao động hay không. Theo khoản 5 Điều 3, Điều 13, Điều 14 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

    ...

    Điều 13. Hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

    2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

    2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."

    Nếu có quan hệ lao động và bên sử dụng lao động thuê mướn lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên nhưng không ký hợp đồng bằng văn bản và không trả lương theo thỏa thuận cho người lao động thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

    "Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    ..."

    "Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương

    ...

    2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    ...

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả

    a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

    ..."

    Người sử dụng lao động vi phạm hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên và không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể bị phạt như trên. Trường hợp mẹ của bạn nghỉ đột xuất 01 tiếng thì người sử dụng lao động vẫn không có căn cứ để không trả lương cho mẹ bạn và việc nghỉ tết tây theo quy định pháp luật về lao động thì cũng không vi phạm gì để bị không trả lương.

    Trường hợp này mẹ của bạn có thể liên hệ cơ quan lao động tại địa phương để được hỗ trợ giải quyết hoặc khởi kiện quán ăn này để đòi lại tiền lương cho những ngày công đã làm việc. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenthinhuocy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/01/2025)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: