Chào bạn, cho dù đã kết thúc hợp đồng nhưng nếu có tranh chấp thì Tòa án vẫn có quyền thụ lý khi có cơ sở nhé.
Riêng trường hợp của bạn thì mình có một số ý kiến như thế này:
Việc trong hợp đồng quy định bạn không được làm việc cho công ty đối thủ là trái với nguyên tắc tại Bộ luật lao động 2012 về quyền tự do lao động.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thì Bộ luật lao động cũg có quy định sau tại Khoản 2 Điều 23:
"2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm"
Như vậy, về nguyên tắc thì doanh nghiệp và bạn được thỏa thuận về việc đảm bảo bí mật kinh doanh (nhưng thỏa thuận này không được trái với nguyên tắc luật lao động) nhưng không đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp được phép cấm bạn không được làm việc cho đông ty đối thủ.
Và nếu có kiện thì họ phải chứng mình được bạn đã tiết lộ bí mật kinh doanh, chứng minh được thiệt hại và điều kiện cần là bạn phải làm công việc trực tiếp đến bí mật kinh doanh...
Cho nên trả lời cho câu hỏi bạn cso thể bị kiện không thì câu trả lời là " CÓ THỂ" nhé. Kết quả thì còn phải phụ thuộc vào Tòa án, nội dung cụ thể của thỏa thuận là gì và thực tế bạn đã làm gì tại công ty đối thủ đó.