Lâm vào tình trạng phá sản và bị phá sản? / Bài dự thi số 1 của Hiden_face

Chủ đề   RSS   
  • #69868 22/11/2010

    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    Lâm vào tình trạng phá sản và bị phá sản? / Bài dự thi số 1 của Hiden_face

    Thương mại!!!

    T không hiểu lắm về câu : doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và  doanh nghiệp  bị phá sản.

    Về trách nhiệm pháp lý có khác nhau không?


    Bạn nào biết giúp t với!!

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    52756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69888   22/11/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Bài dự thi Dân Luật Cùng Vui.


    Chào bạn!

    Mình sẽ lần lượt trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    - Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

    Theo luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản (#0070c0;"> điều 3 luật phá sản#0070c0;">)

    #0070c0;">Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP quy định chi tiết:

    Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a. Có các khoản nợ đến hạn.

    Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

    b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.

    Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, #ff0000; font-family: arial;">nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã...).

    - Doanh nghiệp bị phá sản: là doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản có hiệu lực pháp luật.

    - Về trách nhiệm:

    Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của luật phá sản, có thể được phục hồi khả năng kinh doanh, thoát khỏi tình trạng phá sản...( Bạn có thể tìm hiểu thêm luật phá sản)

    Doanh nghiệp bị phá sản thì bị chấm dứt hoạt động kinh doanh và tùy theo từng loại hình doanh nghiệp nhất định mà chủ sở hữu, những người quản lí doanh nghiệp phải chịu những hạn chế nhất định.

    Thân chào!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #69894   22/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Ủa, hiden_face là Mod rồi thì đâu có quyền dự thi nhỉ?

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #69939   23/11/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Không sao cả. BQT đã có thông báo chính thức đính chính về vấn đề này. Do đó Mod, Smod tham gia bài thi cũng là tạo công bằng cho sân chơi.
    Xin mời #ff8c00;">hiden_face cứ tiếp tục với cuộc đua của mình
     
    Báo quản trị |  
  • #69941   23/11/2010

    tuyettrangmylove
    tuyettrangmylove

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 1 lần


    Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa là doanh nghiệp đó chưa phá sản do vậy nó là một doanh nghiệp hoạt đông bình thường nên có quyền và nghĩa vụ như những doanh nghiệp bình thường khác do vậy  doanh nghiệp bị phá sản có trách nhiệm pháp lí khác với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản !

    quynhdang.law@gmail.com

    ĐT: 0904 703 779 or 0979 316 779

     
    Báo quản trị |  
  • #69999   23/11/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    @ chaulevanxmen_8711! cảm ơn hai anh chị đã quan tâm em! em sẽ cố gắng! anh chị ủng hộ em nhé!

    @
    tuyettrangmylove!

    Vấn đề bạn
    prohauloc hỏi là trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp đối với vấn đề phá sản của mình nên mình trả lời bạn ấy chỉ thiên về phần phá sản. Nhưng rất cảm ơn bạn về phần bổ sung trên.

    Thân chào bạn!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #70810   28/11/2010

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa chắc sẽ bị tuyên bố phá sản

    ngược lại, một doanh nghiệp bị phá sản ( bị tuyên bố phá sản) thì chắc chắn phải trải qua bước xác định doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản
     
    Báo quản trị |  
  • #71118   01/12/2010

    prohauloc
    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    thanks mọi người nhìu

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    Báo quản trị |  
  • #71968   06/12/2010

    valentino_ntt
    valentino_ntt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì sau khi các chủ nợ (được quy định tại Điều 13,14,15,16, 17,18 Luật Phá sản 2004) nộp đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường nhưng chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán, Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

    Ngoài ra doanh nghiệp không được tiến hành hoặc hạn chế tiến hành theo điều 31 LPS đó bạn.

    Tất nhiên doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có trách nhiệm pháp lý khác với doanh nghiệp đã có quyết định bị tuyên bố phá sản. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp vẫn có thể được phục hồi sau khi có sự đồng ý của Hội nghị chủ nợ về các phương án phục hồi của doanh nghiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #72185   07/12/2010

    PVFCCO1
    PVFCCO1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 166
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin được phép trả lời câu hỏi của bạn:

    Về mặt nội hàm của 02 khái niệm này là khác nhau: Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là trường hợp doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu (khoản 3 - Luật phá sản).

    Còn doanh nghiệp bị phá bản: là trường hợp doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản (bằng một phán quyết).

    Như vậy, một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản chỉ muốn nói về một thực tế/thực trạng của doanh nghiệp chưa thanh toán được khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

    Đây là dấu hiệu/lý do thấy doanh nghiệp đang ở trong tình cảnh khó khăn về tài chính và có thể đứng trước khả năng bị "chết" (bị phá sản).

    Ở đây chỉ là khả năng thôi  và chính khả năng tiềm ẩn này mà nhà nước mới tạo một cơ chế giải quyết: Khi có dấu hiệu này thì Tòa án sẽ vào cuộc và mở thủ tục phá sản với mong muốn có thể phục hồi hoạt động kinh doanh sớm cho doanh nghiệp (nếu còn khả năng) hoặc tuyên bố nó bị phá sản (nếu thấy không còn khả năng phục hồi) để thực hiện thủ tục thanh lý tài sản, thanh toán nợ của doanh nghiệp này.

    Về trách nhiệm pháp lý: Nếu đúng về phía doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp đơn đến tòa để yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp mình). Khi Tòa án thụ lý đơn và ra quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp bị cấm hoặc hạn chế thực hiện một số hoạt động, giao dịch (Điều 31 - Luật Phá sản).

    Tòa án sẽ thực hiện các trình tự, thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp như: Mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh (nếu còn khả năng phục hồi); Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ (nếu khoogn áp dụng biện pháp phục hồi hoặc áp dụng nhưng không thành công...); Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

    Còn trường doanh nghiệp bị phá sản: Theo các ý phân tích ở trên, thực chất doanh nghiệp bị phá sản chính là trường hợp doanh nghiệp bị Tòa án ra Quyết định chấm dứt hoạt động theo cơ chế của Luật phá sản, tức là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, khả năng phục hồi không còn.

    Đây là một tình trạng doanh nghiệp chấm dứt tư cách/"chết" theo tố tụng tư pháp (bằng một phán quyết của Tòa án). Ngoài hậu quả pháp lý là chấm dứt tư cách của doanh nghiệp khi bị phá sản thì trong trường hợp này doanh nghiệp còn phải thực hiện trách nhiệm trả nợ.

    Trách nhiệm trả nợ đến đâu là tùy thuộc vào việc loại doanh nghiệp đó hưởng quy chế gì (quy chế trách nhiệm vô hạn hay quy chế trách nhiệm hữu hạn) theo quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp đó.

    Một doanh nghiệp bị phá sản đương nhiên, trước hết nó phải bị lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng không hẳn một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản  đều bị phá sản (đều bị Tòa án tuyên bố phá sản).

    Trê đây là một số ý chính để hiểu về vấn đề mà bạn hỏi.


    Trân trọng.
    #3366cc;">ltthuyet@pvfcco.com.vn
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn PVFCCO1 vì bài viết hữu ích
    nhatkiconyeume (22/12/2011) June.tiny (31/03/2014)
  • #72424   08/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đoạn này hiden_face trích nhầm Nghị quyết nhé, hic hic, bạn làm mình trích nhầm theo bạn ở bên bài dự thi số hai . Đáng lẽ phải là Nghị quyết #ff0000;">03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72425   08/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


      Đồng ý với boyluat về khoản này nhé! Thanks vì đã nhắc mình! Buổi tối vui vẻ!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |