Làm thế nào đổi họ con sang họ cha dượng?

Chủ đề   RSS   
  • #559076 29/09/2020

    ThienAnhHoa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2020
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 30 lần


    Làm thế nào đổi họ con sang họ cha dượng?

    Làm thế nào đổi họ con sang họ bố dượng? - Ảnh minh họa

    Làm thế nào đổi họ con sang họ bố dượng? - Ảnh minh họa

    Theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ. Tuy nhiên, không có trường hợp thay đổi họ con theo họ của bố dượng. Vậy nếu muốn đổi họ con sang họ của bố dượng thì phải làm sao?

    Quy định phù hợp để đổi họ con sang họ bố dượng

    Theo quy định của Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp được thay đổi họ thì có trường hợp:

    Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi

    Như vây thì chỉ khi bố dượng nhận con vợ làm con nuôi thì mới có cơ sở để đổi họ cho con. Tuy nhiên, muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của bố đẻ trẻ (Khoản 1 Điều 21 Luật con nuôi 2010)

    Theo Luật Nuôi con nuôi, hiện nay chỉ có trẻ dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi, riêng cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi thì con nuôi phải dưới 18 tuổi (Khoản 2 Điều 8 Luật con nuôi 2010)

    Thủ tục nhận con nuôi trong trường hợp bố dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi được tiến hành như sau:

    (1) Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ của người nhận con nuôi theo Điều 17 Luật con nuôi:

    - Đơn xin nhận con nuôi

    - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

    - Phiếu lý lịch tư pháp

    - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Hồ sơ của người được nhận nuôi theo Điều 18 cần chuẩn bị:

    - Giấy khai sinh

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

    - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng

    (2) Nộp hồ sơ

    - Thẩm quyền đăng ký con nuôi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    *Lưu ý: Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi. Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

    Căn cứ Điều 20 Luật con nuôi 2010 UBND hoặc Sở Tư pháp nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.

     - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Cụ thể:

    + Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó

    + Người đồng ý cho làm con nuôi phải được UBND cấp xã hoặc Sở Tư pháp nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi

    + Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

    Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

    (3) Đăng ký việc nuôi con nuôi

    - Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì UBND tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý theo quy định phải lấy ý kiến.

    - Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

    - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

    === >>> Sau khi làm xong thủ tục nhận con nuôi, bố dượng đã có cơ sở đổi họ cho con riêng của vợ sang họ của mình.

    Xem thêm thủ tục thay đổi họ tên Tại đây.

     
    2111 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ThienAnhHoa vì bài viết hữu ích
    NguyenThanhNgan123 (29/09/2020) ThanhLongLS (29/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận