Làm sao lấy lại được cà vẹt xe trong trường hợp này?

Chủ đề   RSS   
  • #512103 12/01/2019

    phong3309

    Male
    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm sao lấy lại được cà vẹt xe trong trường hợp này?

    Trên đường e từ quận 8 HCM về tới Tiền Giang , e bị mất tiền nên ko có tiền xăng về rồi e cầm đỡ cavet xe giá 500.000 cho người bạn của bạn e ( vì e nghĩ là quen biết nên e đưa hắn cầm ko có giấy tay ) , và giao ước là evề tới nhà rồi e gửi tiền qua tài khoản ngân hàng cho người cầm rồi hắn gửi cavet về , e gửi tiền xog nhưng mà giờ người đó ko chịu gửi giấy xe về cho e , liên lạc thì ko bắt máy , rồi e lấy sdt khác e gọi thử thì nó nói là giờ giấy xe nó cầm 2 triệu rồi. Vậy giờ e phải làm sao ạ , tư vấn giúp em ... Cảm ơn!

     
    2663 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phong3309 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527992   10/09/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Thứ nhất, người nào được quyền cầm cố tài sản Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình trừ các trường hợp khác luật có quy định, cụ thể:

    - Quyền định đoạt của chủ sở hữu:  Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. (Điều 194 BLDS 2015)

    - Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. (Điều 195 BLDS 2015). Như vậy, ngoài chủ sở hữu ra thì chỉ có người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trường hợp luật định thì chủ thể đó mới được quyền cầm cố tài sản.

    Thứ hai, nếu một người không phải chủ sở hữu của tài sản cũng không có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu mà đem cầm cố tài sản mà vẫn thực hiện hành vi thì dẫn đến các hậu quả phát sinh sau:

    - Chủ sở hữu có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu khi không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015: khi không đảm bảo chủ thể thực hiện giao dịch cầm cố có thẩm quyền cầm cố tài sản và ký kết hợp đồng.

     Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 131 BLDS 2015) 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường."

    Như vậy việc cầm cố Giấy đăng ký xe máy không được sự đồng ý của bạn thì bạn có các quyền nêu trên để lấy lại giấy tờ xe của mình và trách nhiệm trả lại số tiền đã cầm không thuộc về bạn mà thuộc về người đem đi cầm với bên cầm cố.

     
    Báo quản trị |