Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #558623 26/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Cha và con - Hình minh họa

    Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của bạn và con thì không thay đổi sau ly hôn. Xử lý ra sao nếu trường hợp người vợ ngăn cản việc thăm con sau ly hôn?

    Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền thăm con sau khi ly hôn:

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”

    Như vậy, trường hợp người vợ ngăn cản và không cho người chồng thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được coi là hành vi bạo lực lực gia đình theo điểm d khoản 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2008:

    Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

    1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
    .....

    Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    Do vậy, hành vi không cho thăm con sau ly hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. (Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

    Dựa trên những quy định pháp luật trên, có thể thấy hành vi ngăn cản và không cho phép thăm con là hành vi vi phạm phạm pháp luật. Vì vậy bạn có thể giải quyết tình huống trên như sau:

    Hướng dẫn xử lý khi vợ không cho thăm con

    Trường hợp 1: Có thể hai vợ chồng tự thỏa thuận về việc thăm con sao cho hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thăm con và không ảnh hưởng tới cuộc sống của người vợ và con.

    Trường hợp 2: Nếu không thỏa thuận được bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền như UBND xã, cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án.Trường hợp không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008.

    Trường hợp 3: Có thể giành lại quyền nuôi con nếu có căn cứ chứng minh người vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 26/09/2020 02:29:16 CH
     
    1949 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    keobeo9297 (26/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586810   29/06/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Sau khi ly hôn vợ chồng thường vì hiềm khích cá nhân mà ngăn cản đối phương thăm con cái. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, người chồng có thể tiến hành các bước như 03 trường hợp  bạn đã nêu ở trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #587807   19/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rõ: sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Đây là quyền lợi cũng là nghĩa vụ về nhân thân. Việc người vợ không cho chồng thăm con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #588884   31/07/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Cảm ơn bạn đã đưa đến những thông tin vô cùng bổ ích. Việc thăm con sau ly hôn không chỉ là quyền của người cha, người mẹ. Mà đó còn là bổn phận của họ, việc này tránh làm tổn thương tâm lý của con cái sau khi cha mẹ không còn sống chung với nhau nữa. Mong rằng sẽ nhận được nhiều bài viết hay từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #588890   31/07/2022

    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ.

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Và cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #596498   30/12/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 38 lần


    Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bạn! Quyền của người làm cha và quyền của con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân đổ vỡ, xuất phát từ phía trực tiếp nuôi con, phần lớn nhiều không muốn con tiếp xúc nhiều với người còn lại. Do đó, cần phải có cơ chế hợp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của pháp của con và của người làm cha, mẹ còn lại

     
    Báo quản trị |