Làm sao để thôi làm giám đốc Công ty TNHH MTV khi không có hợp đồng lao động và bị ép buộc

Chủ đề   RSS   
  • #521950 28/06/2019

    Làm sao để thôi làm giám đốc Công ty TNHH MTV khi không có hợp đồng lao động và bị ép buộc

    Dear các anh/chị/bạn,

    Mình có 1 case là anh giám đốc cũ của mình có đứng tên giám đốc cho 1 công ty TNHH MTV nhưng không có ký hợp đồng lao động nào cả.

    Đã nhiều lần nói chủ sở hữu công ty cũng là chủ tích công ty đó nhưng cứ tránh mãi không đưa người thay vị trí Giám đốc.

    Cho em hỏi là hiện tại có cách nào anh này đơn phương để thôi chức Giám đốc không vậy ạ. Em có search thông tin trên mạng thì thấy chỉ có 1 cách là "chỉ có thể nghỉ việc khi được chủ sở hữu công ty đồng ý hoặc hai bên cùng thỏa thuận với nhau" nhưng cách này không được do ông chủ sở hữu cứ cố tình tránh không chịu thay.

    Nhờ các anh/chị/bạn hỗ trợ giúp ạ. Em cảm ơn nhiều.

     
    1874 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangnhuthinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522051   29/06/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Dễ òm.

    Anh này chỉ cần hù dọa (nói miệng thôi nhé) với người chủ tịch công ty là sẽ làm vài việc nhỏ có khả năng làm thiệt hại đến tài sản hay vốn của công ty. Đồng tiền đi liền khúc ruột, kiểu gì họ cũng phải hành động.

     
    Báo quản trị |  
  • #522054   29/06/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Quan hệ này là quan hệ lao động dù có hay không có hợp đồng lao động, các bên đã có ghi nhớ hoặc thỏa thuận nào về thời gian làm việc không ?

    Dù có hay không có thỏa thuận về thời gian lao động, hợp đồng lao động thì bạn cũng nên xét và thực hiện các bước cần thiết theo luật lao động nhằm đơn phương chấm dứt quan hệ lao động.

    Về nghĩa vụ, dù chấm dứt quan hệ lao động thì anh giám đốc vẫn phải thực hiện các bước thay đổi người đại diện của doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định chủ sở hữu cũng là người đại diện pháp luật của công ty thì anh giám đốc kia xem như không cần thực hiện việc này

    Việc này nhằm đảm bảo nếu có bất cứ rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp thì có thể hạn chế các trách nhiệm liên đới của đại diện sẽ phát sinh từ trong tương lai, do vậy việc thông báo phải bảo đảm gửi cho đúng đối tượng và lưu giữ cần thiết.

    Cập nhật bởi kj88d ngày 29/06/2019 10:37:21 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2019)
  • #522150   29/06/2019

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

    Tại Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu công ty, như sau:

    Điều 75: Quyền của chủ sở hữu công ty

    c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

    …”

    Điều 81: Giám đốc, Tổng giám đốc

    1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty….

    ….”

    => đối với chủ sở hữu thì vị trí giám đốc trên cũng chỉ là người lao động, đồng nghĩa với việc người này có đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động 2012.

    Thứ nhất: ở vị trí giám đốc thì dù cho là thuê nhưng người này vẫn có quyền và nghĩa vụ của giám đốc trong tổ chức và quản lý doanh nghiệp theo điều lệ của công  ty.

    Trong trường hợp này, nếu người này đã không muốn làm cho công ty thì khó tránh những ảnh hưởng hay thậm chí là có thể có những hậu quả không mong muốn xảy ra. Nên người sử dụng lao động thực chất không có lý do gì để giữ người này nếu thực sự muốn công ty đi lên.

     

    Thứ hai:

    Trong trường hợp này, quan hệ lao động có phát sinh nhưng không có cơ sở, không căn cứ là hợp đồng lao động.

    => Quan điểm của mình thì người này có thể đơn phương chấm dứt quan hệ lao động này (có thể báo trước hoặc là không báo trước) vì người sử dụng lao động không có căn cứ minh chứng tồn tại mối quan hệ lao động này, theo đó, cũng không xác định được mức bồi thường mà người này phải chịu khi đơn phương chấm dứt mối quan hệ lao động này. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522179   29/06/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn nói "không có căn cứ chứng minh tồn tại mối quan hệ lao động" e rằng hơi chủ quan.

    Người này đã làm giám đốc một thời gian thì kiểu gì cũng phải ký giấy tờ, có thể có thẻ chấm công, có nhận lương, và có không ít người làm chứng rằng anh ta đã từng la giám đốc ở đó.

     
    Báo quản trị |