Làm sao để tặng cho QSDĐ

Chủ đề   RSS   
  • #88634 16/03/2011

    Ngotansy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao để tặng cho QSDĐ

    Ông nội tôi có một mảnh đất đứng tên ông. Vì đất nằm trong hẻm nên ông muốn mua một phần diện tích đất của một người ngoài mặt tiền để tiện kinh doanh sau này, và bán mảnh đất trong hẻm để lấy tiền mua. Ông lập đồng thời 2 hợp đồng mua và bán như trên. Hợp đồng được công chứng và chuẩn bị sang tên trong GCN QSDĐ.

    Tuy nhiên lúc sang tên có một số rắc rối và tranh chấp. Lúc này ông nội tôi do tình hình sức khỏe không tốt phải điều trị tại BV và có thể sẽ mất trước khi được sang tên. Nguyện vọng của ông là muốn để lại mảnh đất mới này cho tôi, nhưng tất cả hợp đồng đều đã được công chứng và giấy tờ đã chuyển cho VP ĐK QSDĐ (chưa sang tên).

    Vậy ông nội tôi có thể lập Di chúc để lại mảnh đất mới cho tôi được không? Nếu không thì có thể để lại mảnh đất cũ trong hẻm?

    Cũng xin hỏi trong trường hợp này có thể lập hợp đồng ông nội tặng cho cháu được không? Nếu được thì tặng cho mảnh đất nào?

    Trân trọng cảm ơn!.

    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 19/03/2011 12:40:31 PM
     
    4795 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #89067   18/03/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:
    Do mảnh đất cũ ông nội bạn đã bán và mua lại mảnh đất mới. Tất cả đã được công chứng và đang tiến hành đăng bộ sang tên ông Nội bạn.
    Chính vì vậy, trường hợp này tốt nhất là ông Nội bạn lập di chúc để lại mảnh đất mới cho bạn.
    Bạn có thể yêu cầu Công chứng viên đến Bệnh viện đã tiến hành lập di chúc cho Nội bạn.
    Trường hợp này khó có thể làm hợp đồng tặng cho được vì Giấy CN QSDĐ vẫn chưa sang tên ông Nội bạn.
    Nên lập di chúc đối với mảnh đất mới là tốt nhất

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #89464   21/03/2011

    Ngotansy
    Ngotansy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Luật sư Chánh! Chúc Luật sư tuần mới làm việc hiệu quả.
     
    Báo quản trị |  
  • #89466   21/03/2011

    Ngotansy
    Ngotansy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng xin hỏi thêm anh Chánh, việc lập Di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai thì có thể tiến hành được không ạ? Em không thấy quy định này trong BLDS.
     
    Báo quản trị |  
  • #89635   21/03/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    1/ Trường hợp của ông Nội bạn không phải là thuộc trường hợp tài sản hình thành trong tương lai vì tài sản đó đã có rồi. Nay chỉ là hợp pháp hóa để nhà nước công nhận quyền sở hữu và sử dụng cho mình mà thôi.

    2/ Nếu bạn mở rộng thêm việc lập Di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai được không thì tôi xin khẳng định là không. Vì theo Điều 634 BLDS thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
    Theo Điều 163 BLDS thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
    Ngoài ra, khi công chứng di chúc thì công chứng viên thường ghi là "tài sản trong di chúc phải có thật tại thời điểm lập di chúc"

    3/ Về tính chất, tại thời điểm hiện tại quyền sở hữu của người chủ đối với tài sản hình thành trong tương lai thực chất là một loại quyền tài sản (Điều 322 BLDS năm 2005) phát sinh từ hợp đồng với chủ sở hữu (sẽ chuyển giao) hoặc theo quy định của pháp luật. Do quyền sở hữu của chủ thể đang xét chưa xác lập tại thời điểm hiện hữu nên người chủ trong tương lai không thể có đầy đủ mọi quyền của chủ sở hữu mà chỉ có một số quyền như: dùng quyền tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự (phát sinh từ hợp đồng mua tài sản và được bên nhận bảo đảm đồng ý); nhận tài sản để xác lập quan hệ sở hữu sau khi hoàn thành các nghĩa vụ; chế ước quyền đối với chủ sở hữu và người thứ ba (ví dụ: chủ sở hữu hiện hành không thể tự do định đoạt đối với tài sản đã thoả thuận bán cho người khác) v.v… Như vậy, quyền sở hữu đối với tài sản hình thành trong tương lai là quyền tài sản có điều kiện và chỉ đặt ra khi gắn với một số giao dịch nhất định, và ở đây, vấn đề chúng ta đang quan tâm là giao dịch bảo đảm.

    tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay của tổ chức tín dụng à biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định.

    Xin trao đổi cùng bạn

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |