Làm sao để phân biệt đấu giá và đấu thầu?

Chủ đề   RSS   
  • #384974 25/05/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Làm sao để phân biệt đấu giá và đấu thầu?

    Thoạt nghe hai từ này, chắc hẳn nhiều bạn nhầm lẫn hai từ này là một hay được xếp chung nhóm, nhưng làm sao để phân biệt và hiểu rõ hai từ này. Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ thắc mắc trên.

    Tiêu chí

    Đấu giá

    Đầu thầu

    Luật điều chình

    Luật thương mại 2005.

    Dự kiến sắp tới, hoạt động đấu giá được điều chỉnh bởi Luật đấu giá tài sản (đang được dự thảo)

    Luật thương mại 2005.

    Luật đấu thầu 2013.

    Khái niệm

    Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

    Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

    Bản chất

    - Là phương thức bán hàng đặc biệt, để bên bán xác định người mua hàng.

    - Quan hệ giữa 01 người bánnhiều người mua.

    - Người mua được chọn là người mua trả giá cao nhất.

    - Là phương thức mua hàng đặc biệt, để bên mua lựa chọn người cung cấp dịch vụ, hàng hóa phù hợp.

    - Quan hệ giữa 01 người mua nhiều người bán.

    - Người bán được lựa chọn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu mà người mua đặt ra.

    Đối tượng

    Hàng hóa.

    Lưu ý ở đây hàng hóa này phải là hàng hóa được phép lưu thông.

    Thông thường, chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị và mục đích sử dụng mới được cân nhắc bán theo phương thức đấu giá.

    Những hàng hóa được đấu giá thường khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.

    Hàng hóa, dịch vụ.

     

     

    Mục đích

    Tìm ra được người mua trả giá cao nhất.

    Mối quan tâm được những người tham gia hướng đến là giá cả. Giá càng cao thì càng có cơ hội được chọn.

    Tìm ra được người bán đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua.

    Mối quan tâm mà những người tham gia hướng đến là giá cả, chất lượng, trình độ kỹ thuật, sáng tạo..Giá càng thấp và đáp ứng tốt nhất về chất lượng, trình độ kỹ thuật, sáng tạo thì được chọn.

    Chủ thể

    Gồm:

    - Người tổ chức đấu giá: phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hay người bán hàng của mình tự tổ chức đấu giá.

    (người tổ chức đấu giá có thể là thương nhân hoặc không)

    - Người tham gia đấu giá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.

    Trừ trường hợp sau không được tham gia đấu giá:

    - Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

    - Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

    - Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.

    - Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định pháp luật.

    => Có thể có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, chính là người tổ chức đấu giá.

    Gồm:

    - Bên mời thầu (cò gọi là bên mua).

    - Bên dự thầu (còn gọi là bên bán) phải là thương nhân.

    => Không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, chỉ có giữa bên mời thầu và bên dự thầu

     

    Hồ sơ cần thiết

    - Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá giữa người bán hàng với người tổ chức đấu giá.

    - Văn bản bán đấu giá giữa người bán hàng, người mua hàng và người tổ chức đấu giá.

    - Hồ sơ dự thầu.

    - Hồ sơ mời thầu.

    Phân loại

    - Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

    - Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

     

    Căn cứ vào hình thức đấu thầu, gồm có:

    - Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu.

    - Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

    Căn cứ vào phương thức đấu thầu, gồm có:

    - Đấu thầu một túi hồ sơ.

    - Đấu thầu hai túi hồ sơ.

    Ý nghĩa

    - Tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau.

    - Giúp hàng hóa được đưa đến người mua tiềm năng và hiểu đúng giá trị, mục đích sử dụng.

    - Người bán thu được lợi ích nhất định, có khi còn lớn hơn nhiều so với giá trị thực của hàng hóa đó.

    - Giúp quan hệ mua bán diển ra nhanh chóng, với thời gian và địa điểm xác định, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển.

    - Bên mua có thể lựa chọn được người cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất yêu cầu mình đặt ta.

    - Giảm chi phí đầu tư và tăng lợi ích cho mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cung ứng dịch vụ.

    - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó.

    - Tạo động lực cho các thương nhân không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất, cắt giảm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.

    - Các bên trong quan hệ đấu thầu nâng cao uy tín và mở rộng quan hệ của mình.

     

     
    50694 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023) dieptv_ls (28/11/2019) nam_kao (06/06/2016) ChuTuocLS (25/05/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536124   30/12/2019

    1. Khái niệm
     
    – Đấu giá: Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
     
    – Đấu thầu: Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)
     
    2. Bản chất kinh tế
     
    – Đấu giá: Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt để bên bán xác định người mua hàng (quan hệ giữa một người bán và nhiều người mua).
     
    – Đấu thầu: Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lại là phương thức mua hàng đặc biệt để bên mua lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (quan hệ giữa một người mua và nhiều người bán).
     
    3. Đối tượng
     
    – Đấu giá: Đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa được phép lưu thông. Thông thường, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hóa này khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.
     
    – Đấu thầu: Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hàng hóa được lưu thông mà còn bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực hiện. Sở dĩ dịch vụ không phải là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa như hoạt động đầu thầu hàng hóa, dịch vụ là vì quá trình sản xuất và quá trình sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ đó xác định giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ.
     
    4. Mục đích
     
    – Đấu giá: Mục đích của hoạt động đấu giá hàng hóa là tìm người mua trả giá cao nhất.
     
    – Đấu thầu: mục đích của hoạt động đấu thầu hàng hóa dịch vụ là tìm được người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mua đặt ra.
     
    5. Chủ thể
     
    – Đấu giá: Trong hoạt động đấu giá hàng hóa người mua hàng chính là người tham gia đấu giá hàng hóa, gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá, trừ những đối tượng không được tham gia đấu giá quy định tại Điều 198 LTM 2005; người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền hoặc người có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật như tổ thanh toán tài sản (Luật Phá sản) hay các trường hợp xử lý tài sản cầm cố; thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
     
    – Đấu thầu: Đối với hoạt động đấu thầu, bên mua – bên mời thầu (có thể là thương nhân hoặc không) là bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và lại là bên tổ chức việc đấu thầu; còn bên bán – bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.
     
    6. Phân loại
     
    – Đấu giá:  Khoản 2 Điều 185 Luật thương mại quy định hai phương thức thực hiện đấu giá hàng hóa là phương thức trả giá lên và phương thức hạ giá xuống.
     
    – Đấu thầu: Căn cứ vào hình thức đấu thầu có thể chia thành đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế; căn cứ vào phương thức đấu thầu thì chia thành đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.
     
    7. Ý nghĩa
     
    – Đấu giá: Với người mua, nó tạo ra sự bình đẳng và một môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả những người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau; đồng thời cũng giúp cho hàng hóa đến được với những người mua tiềm năng, hiểu đúng giá trị của chúng nhất. Người bán cũng thu được lợi ích nhất định mà có khi còn lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa được đem ra bán đấu giá. Đồng thời, đấu giá hàng hóa còn giúp xác lập quan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng do tập trung được cung, cầu về các loại hàng hóa đó và một thời gian và địa điểm xác định; từ đó thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển.
     
    – Đấu thầu: Bên mua có thể lựa chọn được người cung ứng thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu đề ra, từ đó có thể giảm chi phí đầu tư và tăng lợi ích của việc mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cung ứng dịch vụ cho thương nhân đó cũng như cho xã hội. Còn bên người bán: không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả mà còn cả về năng lực, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ; từ đó, tạo động lực cho thương nhân không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất, cắt giảm chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Các bên trong quan hệ đấu thầu vì thế mà có thể nâng cao uy tín và mở rộng mối quan hệ trên thị trường.
     
    Báo quản trị |  
  • #559543   30/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Có rất nhiều tiêu chí để phân biệt như quan trọng là đối tượng để so sánh, cụ thể: Đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa được phép lưu thông. Thông thường, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hóa này khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.

    Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hàng hóa được lưu thông mà còn bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực hiện. Sở dĩ dịch vụ không phải là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa như hoạt động đầu thầu hàng hóa, dịch vụ là vì quá trình sản xuất và quá trình sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ đó xác định giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ.
     
    Báo quản trị |  
  • #559548   30/09/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của tác giả. Hiểu một cách đơn giản thôi thì với đấu giá là lựa chọn người mua trả giá cao nhất còn với đấu thầu thì là lựa chọn người bán, người thực hiện công việc có giá thấp nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu về năng lực, kỹ năng thực hiện công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #576588   29/10/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Qua bài viết có thể thấy mục đích của hoạt động đấu giá hàng hóa là tìm người mua trả giá cao nhất, còn hoạt động đấu thầu hàng hóa dịch vụ là tìm được người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mua đặt ra. Điểm khác biệt ở đây là mối quan tâm của hoạt động đấu giá chỉ là giá cả, còn hoạt động đấu thầu không chỉ là tìm người trả giá thấp nhất mà còn đòi hỏi về chất lượng, trình độ kỹ thuật, khả năng sáng tạo,…

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576772   31/10/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ. Nhiều người cứ nhầm lẫn giữa đấu giá và đấu thầu, để dễ phân biệt thì mọi người nên nhớ mục đích của đấu giá là chọn người mua trả giá cao nhật, còn đấu thầu là chọn người bán, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhưng giá thành tốt nhất (rẻ nhưng chất lượng).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580001   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Làm sao để phân biệt đấu giá và đấu thầu?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình xin chia sẻ thêm thông tin liên quan đến đối tượng giữa đấu thầu và đấu giá.

    Đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa được phép lưu thông. Thông thường, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hóa này khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.

    Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hàng hóa được lưu thông mà còn bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực hiện.

    Sở dĩ dịch vụ không phải là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa vì quá trình sản xuất và quá trình sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ đó xác định giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Điều này không đảm bảo để các người mua xem trước sản phẩm đấu giá và tự do cạnh tranh.

     
    Báo quản trị |  
  • #581972   29/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ cho mọi người.Từ những thông tin bạn chia sẻ sẽ giúp cho mọi người phân biệt đúng khái niệm đấu giá và đấu thầu. Văn bản pháp luật điều chỉnh và những vấn đề liên quan đến đấu giá đầu thầu. Tránh sự nhầm lẫn trong việc sử dụng hai thuật ngữ này trên thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #582344   31/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Làm sao để phân biệt đấu giá và đấu thầu?

    Cảm ơn thông tin từ bài viết của bạn. Hiện nay thì hình thức đấu giá và đấu thầu là hai hình thức mà khiến khá nhiều người dân nhầm lẫn. Qua bài viết của bạn có thể thấy đấu giá và đấu thầu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau với chủ thể tham gia, mục đích, trình tự, thủ tục,...

     
    Báo quản trị |