Làm sao để giành quyền nuôi con khi thu nhập ít hơn?

Chủ đề   RSS   
  • #528117 12/09/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Làm sao để giành quyền nuôi con khi thu nhập ít hơn?

    Khi mục đích hôn nhân không đạt được thì ly hôn là lựa chọn cho các cặp đôi để giải thoát cho bản thân. Ngoài các vấn đề về tài sản, nợ chung thì con cái là điều quan trọng khi giải quyết ly hôn.

    Trường hợp muốn giành quyền nuôi con nhưng thu nhập kém hơn người kia thì phải làm sao?

    Theo khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Theo quy định nêu trên thì nếu không thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì quá trình giải quyết tòa sẽ căn cứ các yếu tố về: thu nhập, lối sống, thời gian, chổ ở, điều kiện nuôi dưỡng,… của cả 2 để quyết định. Trong đó thu nhập không phải là yếu tố quyết định tất cả, cần lưu ý những điều kiện nêu trên là của vợ, chồng chứ không phải của những người thân thích. Vì vậy nếu gia đình bạn có điều kiện hơn mà bạn lại không có gì thì không phải là căn cứ để tòa giao con cho bạn

    Xuất phát từ quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ thiết nghĩ các bậc làm cha mẹ cũng nên hy sinh, cân nhắc yếu tố này để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho.

    Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân gia đình cũng mở rộng quyền của cha mẹ để yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Việc thay đổi này phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên

    Vì vậy khi đã cải thiện được thu nhập thì vẫn có quyền yêu cầu tòa án xem xét quyết định về quyền nuôi con.

     

     
    3179 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (13/09/2019) ThanhLongLS (12/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận