Làm sao để dành lại quyền nuôi con sau ly hôn 2 năm

Chủ đề   RSS   
  • #112915 23/06/2011

    LTMN00

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao để dành lại quyền nuôi con sau ly hôn 2 năm

    Kính gửi : Các Luật sư Tư vấn trên Diễn đàn.

    Chúng tôi hiện ở TP.HCM, đã thuận tình ly hôn từ tháng 12/ 2009 với quyết định của Tòa  là Tôi ( mẹ ) nuôi bé gái nhỏ gần 1 tuổi, Ba nuôi bé gái lớn sinh tháng 8/2003. Trong thời gian qua chúng tôi cùng nhau qua lại ,hỗ trợ nhau chăm sóc con cái thường xuyên và tâm lý của các cháu khá ổn định. Hiện nay Ba bé không có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chăm sóc cháu nên có ý định gửi cháu về quê nội ngoài Bắc ở cùng người Cô của cháu để học tập  và sinh sống. Anh ấy cũng có ý định 2 năm nữa sẽ về sống ở ngoài đó luôn.

    Hiện tôi ko muốn cháu ở xa cha mẹ vì sẽ rất thiệt thòi cho cháu. Bản thân cháu cũng đã lớn và có ý thức, đặc biệt cháu rất muốn về ở cùng Mẹ và em. Tôi đã thuyết phục và anh ấy có thể  đồng ý cho cháu bé lớn về ở cùng tôi. Tuy nhiên cũng có thể anh ấy ko đồng ý và  sẽ làm thủ tục chuyển trường cho cháu trong thời gian tới để năm học mới cháu về Quê học.


    Giờ đây tôi muốn giành lại quyền nuôi cháu lớn, vậy tôi phải làm thủ tục thế nào với 2 trường hợp có thể xảy ra:

    1. Trường hợp Ba cháu đồng ý cho cháu về ở với tôi, nhưng tôi ko muốn 2 năm sau cháu phải về quê ở với Ba ( vì con gái ở với Mẹ thì sẽ tốt hơn, tôi có đủ điều kiện và khả năng nuôi cả 2 bé  ). Trong thời gian  đó tôi phải làm gì để có thể giành quyền nuôi cháu.

    2. Trường hợp Ba cháu làm thủ tục chuyển Trường về quê cho cháu, tôi phải làm gì (vì thời gian ko còn nhiều nữa ).

    Rất mong sự tư vấn từ Các Luật sư.

    Chân thành cảm ơn rất nhiều!
     
    7689 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #113138   24/06/2011

    lsthanhthy
    lsthanhthy
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3990
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 93 lần


    Bạn có thể yêu cầu Tòa án xin thay đổi quyền nuôi con.
    Bạn nên gặp lại cha đứa bé để thỏa thuận.
    Vì nếu đứa trẻ gởi cho người khác trông nom. Điều ấy rõ ràng cha không trực tiếp nuôi con. Nên việc thay đổi quyền nuôi con của bạn là chấp nhận được.

    Thân ái

    Ls. Phan Thanh Thy

    Luật sư Phan Thanh Thy

    Văn phòng luật sư Hữu Luật

    527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

    ls.thanhthy@gmail.com

    ls.phanthanhthy@gmail.com

    (08) 38302 695 - 0903 01 01 58

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsthanhthy vì bài viết hữu ích
    LTMN00 (29/06/2011)
  • #113555   26/06/2011

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    Kính chào.

    Luật HN-GĐ 2000 quy định:

    "Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."

    Vì vậy, trong trường hợp 2 bên thoả thuận không được thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết.

    Trân trọng.

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lstri vì bài viết hữu ích
    LTMN00 (29/06/2011)
  • #113942   28/06/2011

    lsbuivanthe
    lsbuivanthe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi cho rằng trong cả hai trường hợp mà bạn đã nêu ra thì:
    1. Trước hết bạn cần gặp ba của con bạn để thương lượng thỏa thuận trên tinh thần cái tốt nhất cho con thì làm.
    2. Sau khi thỏa thuận thì dù kết quả thế nào, bạn cũng cần yêu cầu Tòa án "Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn" như căn cứ pháp lý mà lstri đã nêu.
    Bạn có những lợi thế để được Tòa xem xét quyền nuôi con như bạn đã nói là:
    "tôi có đủ điều kiện và khả năng nuôi cả 2 bé";
    -   Xem xét lợi ích của con: không phải di chuyển chỗ ở, thay đổi trường, làm quen với môi trường mới, các mối quan hệ mới. Trong khi nếu bố cháu tiếp tục trực tiếp nuôi con thì các quyền lợi như trên của con có thể không được đảm bảo. Đặc biệt nếu bố cháu gửi cháu về quê thì rõ ràng bố cháu đã "không trực tiếp nuôi con".
    -  Tuy con bạn (sinh năm 2003) chưa đủ 9t nhưng Tòa cũng sẽ cân nhắc tới nguyện vọng của cháu muốn ở cùng ai.
    Trân trọng,

    Best Regards,

    Bùi Văn Thể

    0902 393 101

    buivanthe85@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsbuivanthe vì bài viết hữu ích
    LTMN00 (29/06/2011)
  • #299297   25/11/2013

    huuphongvn
    huuphongvn

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong Luật sư tư vấn giúp tôi , 2 vợ chồng tôi thuận tình ly hôn , con tôi mới được 1 tuối , Tôi biết luật pháp sẽ đưa con tôi cho vợ tôi nuôi , tôi là người cấp dưởng cho vợ tôi nuôi con ,nhưng mỏi lần tôi qua nhà vợ thăm con , thi người nhà vợ tôi không cho tôi vào nhà , bắt tôi đứng ở ngoài . xin hỏi bên ngừoi nhà vợ tôi làm vậy đúng hay sai pháp luật .

    Rất mong sự tư vấn từ Các Luật sư.

    Chân thành cảm ơn rất nhiều! 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phan Thanh Thy

Văn phòng luật sư Hữu Luật

527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

ls.thanhthy@gmail.com

ls.phanthanhthy@gmail.com

(08) 38302 695 - 0903 01 01 58