Làm khai sinh cho con!

Chủ đề   RSS   
  • #7855 18/11/2009

    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm khai sinh cho con!

    Năm 2008 tôi sinh được một bé gái, nhưng cha đẻ lại không thừa nhận và không ai biết mối quan hệ của chúng tôi (Tôi sinh con ở thành phố khác, có giấy chứng của bệnh viện), về mặt pháp lý tôi phải làm khai sinh cho con mang họ của tôi. Nhưng tôi thắc mắc một điều là cha đẻ của con tôi nói rằng "Tôi sẽ cải họ cho nó khi tôi có điều kiện".

    Hỏi: Tôi và cha đẻ của con tôi không làm giấy ĐKKH, và con lại mang họ mẹ, thì làm sao có thể cha đẻ con tôi có thể thay đổi họ từ mẹ sang cha được, nếu sau 18 tuổi đứa bé được cải họ thì cần phải làm những thủ tục gì? và có ảnh hưởng đến những văn bằng, quyền thừa kế của con tôi sau này hay không? rất mong được sự trả lời của luật sư?

    Xin cám ơn!
     
    10938 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7856   18/11/2009

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Làm khai sinh cho con !

    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn cần giải quyết trước tiên là quan hệ giữa bạn và cha của đứa trẻ , nếu...cả 2 người đều có trách nhiệm thì phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định để khai sinh đứa bé được làm hợp pháp đồng thời đó cũng là cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ tốt nhất .

    Trong trường hợp cha đứa trẻ không chịu nhìn nhận con mình thì bạn phải làm đơn gởi tòa án để yêu cầu nhận cha cho con ,trong trường hợp người cha không chịu nhìn nhân thì bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khoa học như : " Xét nghiệm máu " , " Giám định ADN " , v.v... để tòa án có cơ sở xét xử.

    Nếu xác định quan hệ cha con là đúng thì đứa trẻ sẽ được hưởng các quyền lợi hợp pháp như : Được chăm sóc , nuôi dưỡng , thừa kế , v.v... theo luật định không liên quan đến việc có mang họ cha hay không.

    Muốn thay đổi tên , họ hoặc chữ lót trong khai sinh thì bạn cần phải làm thủ tục sinh cải chính hộ tịch ( người được cải chính hộ tịch không có giới hạn độ tuổi nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của những người liên quan như đổi họ cha , đổi họ mẹ hoặc sự đồng ý của cả cha và mẹ nếu người cải chính chưa đến tuổi vị thành niên) .

    Tất nhiên khi được cải chính thì bạn phải yêu cầu điều chỉnh lại tất cả các giấy tờ liên quan đã được cấp cho phù hợp với khai sinh đã được cải chính .


    Chúc bạn và gia đình được nhiều hạnh phúc.

    Thân chào bạn!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #7873   19/11/2009

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Luật sư!

    Tôi và cha đẻ của bé không làm giấy ĐKKH, và cha đẻ của bé cũng không thừa nhận bé (nên tôi không làm đơn gửi lên tòa án, cũng như yêu cầu xác định ADN ..... xin lưu ý cha bé không trợ cấp gì cho bé cả ).

    Nhưng vấn đề sau này, nếu cha đứa bé yêu cầu tôi phải đổi họ từ mẹ sang cha và muốn nhìn nhận con, mà vẫn không có bất kỳ giấy tờ nào chứng nhận hoặc thừa nhận mối quan hệ giữa tôi và cha đẻ của bé, thì bé có được mang họ cha không, và cha đẻ của bé nhờ đến cơ quan pháp lý bất kỳ yêu cầu xác nhận mối quan hệ giữa cha bé và bé mà không có sự cho phép của tôi có được không.


    Xin hỏi luật sư: Cha đẻ của bé có được quyền làm như thế không (sự thật tôi không muốn bé biết bé có một người cha nghèo về nhân cách, bởi vì nếu bé biết được cha bé bỏ rơi bé như thế nào thì bé sẽ đau khổ hơn khi đến tuổi trưởng thành).

    Xin luật sư hãy giúp đỡ, cám ơn luật sư nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #7874   19/11/2009

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Trước hết tôi xin lưu ý bạn là nếu thực tế người đó chính là cha ruột của đứa trẻ thì không có gì thay đổi được sự thật đó ( cho dù người cha đó nghèo nhân cách , thiếu trách nhiệm hoặc có bất cứ khuyết điểm nào kể cả đó là 1 tội phạm ) và vì vậy các quyền và nghĩa vụ về cha và con phải được tuân thủ.

    Tuy nhiên như đã nói , người con muốn nhận cha hoặc người cha muốn nhận con mà thiếu sự đồng ý của các bên liên quan thì cơ quan giải quyết là tòa án . Nếu các bên yêu cầu tòa án giải quyết thì tùy theo từng trường hợp cụ thể tòa án sẽ có các biện pháp như triệu tập lấy lời khai , quyết định đưa người vào tham gia tố tụng , yêu cầu giám định ADN , xét nghiệm máu , triệu tập nhân chứng v.v... để làm sáng tỏ vụ án và tất cả mọi công dân phải tuân thủ theo quyết định của tòa .

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #7877   20/11/2009

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ngày trước cha đẻ đã bỏ rơi cháu, vậy cớ sao lại nhận con làm gì,thật sự tôi cũng muốn cháu biết rằng cháu vẫn còn cha, nhưng tôi lại sợ rằng khi biết được sự thật cháu lại oán hận và gây ra những chuyện khờ dại (đời đâu ai đoán biết trước được).

    Vậy là theo như luật sư nói cha đẻ của cháu vẫn được quyền nhìn nhận con theo cá nhân của ông ấy mà pháp lý vẫn có thể can thiệp vào àh. Vậy thì bất công cho tôi quá. Chẳng lẽ tôi âm thầm nuôi con, suốt bao năm, chỉ đến một lúc ông ấy yêu cầu nhận làm cha thì có thể được sao?

    Vậy nỗi đau về thể xác lẫn đối với riêng tôi và tinh thần đối với con tôi. Trong bao năm có thể xóa được sao thưa luật sư. Sao lại không công bằng vậy. Đối với pháp lý không có luật pháp nào xử án những kẻ hủy hoại tinh thần của con người sao. Tiền bạc có thể bù đắp những mất mát và đau thương sao.

    Nếu là một luật sư, rất mong sau này sẽ có những bộ luật sẽ được sửa đổi hoàn thiện hơn nữa, để bớt đi những người phụ nữ đau khổ như tôi. VD: bộ luật có thể đưa ra để hù dọa những người đàn ông hoặc phụ nữ, nhưng chỉ thường là phụ nữ chịu thiệt thòi thôi (Chỉ một số trong xã hội): nếu làm cho người khác mà mức độ tâm lý người đó bị tổn thương bao nhiều % thì người đó có thể phạt tù từ .....năm đến .....năm.

    Tôi nghĩ không ai đánh đổi sự dối trá để bị ngồi tù. Rút ra kết luận sẽ giảm được những con người đó trong xã hội. Cám ơn luật sư nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #7878   20/11/2009

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đến hoàn cảnh của bạn ( và cũng có lẽ rất nhiều người cùng hoàn cảnh tương tự ) tuy nhiên có 1 sự thật ko thể chối cãi là họ chính là cha con của nhau .

    Nếu cháu bé đã trưởng thành thì bạn có thể trao đổi với cháu về sự việc để cháu có thể có ý kiến riêng của mình,trong trường hợp cháu chưa thành niên thì nếu có 1 người cha để cùng chung tay chăm sóc dạy dỗ cháu thì vẫn tốt hơn là chỉ có tình thương của mẹ.

    Xin lưu ý bạn 1 điều là người cha có quyền yêu cầu nhận con nhưng nếu ko có sự đồng ý của những người liên quan thì cơ quan xử lý là Tòa Án và bản án của Tòa phải dựa trên bản chất sự việc cụ thể , hoàn cảnh của các đương sự và trên hết chính là làm sao để quyền lợi của đứa trẻ được đảm bảo cao nhất .


    Chào bạn!

    Chúc bạn vượt qua khó khăn để vui sống.

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #7936   18/01/2010

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào luật sư!

    Tôi có một thắc mắc nhờ luật sư tư vấn thêm: Dì và giượng tôi sống với nhau từ năm 2007 có với nhau một đứa con, nhưng do hoàn cảnh nên không thể làm giấy ĐKKH, nhưng trên khai sinh thì con vẫn mang họ cha (Nhưng không có chữ ký xác nhận trong khi làm khai sinh của giượng tôi).

    Nay giượng tôi lấy vợ khác và làm giấy ĐKKH với người đó bỏ dì của tôi. Nay giượng tôi bệnh nặng, ông có một khoản tiền trong tài khoản muốn để lại cho vợ con ông (là vợ con người mới chứ không phải là dì và em tôi). Trong khi đó em tôi cũng là con của Dượng.

    Vậy xin hỏi: em tôi có quyền yêu cầu thừa kế số tiền trong tài khoản trên hoặc những tài sản khác có liên quan mà dượng tôi để lại không. Nếu có thì em tôi phải gửi đến cho cơ quan pháp lý nào. Hiện tại dì và em tôi gặp khó khăn. Xin cám ơn luật sư nhiều!


    Chúc luật sư có một năm mới vui vẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #7937   18/01/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Thừa kế di sản

    Chào bạn!

    Người dượng của bạn còn sống thì ông có toàn quyền định đoạt tài sản của mình( với điều kiện sức khõe của ông được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận) thông qua việc chuyển nhượng tài sản hoặc lập di chuac1 v.v...chỉ khi nào ông qua đời thì mới phát sinh việc thừa kế di sản.

    Trong trường hợp ông qua đời mà có di sản thì các con  của ông ( bất kể là trong hay ngoài giá thú) đều được thừa kế theo qui định của pháp luật.Thời hiệu khỡi kiện tranh chấp thừa kế là 10 năm và Tòa án là nơi giải quyết.


    Chúc bạn vui, khõe!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #7938   18/01/2010

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền lợi của con

    Xin hỏi luật sư một vấn đề nữa là: khi yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con (khi cha không nhìn nhận con) để đòi quyền lợi cho con thì tôi phải yêu cầu như thế nào?

    Và khi tòa án yêu cầu cha trợ cấp nuôi dưỡng thì phải trợ cấp bao nhiêu(% trên số lương hay là tùy người đó có khả năng)? Nếu như người đó viện lý do không đủ khoản trợ cấp cho con vì còn nuôi mẹ (53 tuổi đang buôn bán nhỏ) và em (17 tuổi đang đi học) thì tôi phải làm gì,trong khi tôi đang gặp khó khăn

    Mong luật sư giúp đỡ?
     
    Báo quản trị |  
  • #7939   18/01/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Quyền lợi của con

    Chào bạn!

    Khi làm đơn yều cầu xác nhận cha cho con bạn có thể yêu cầu giải quyết việc cấp dưỡng cho con.

    Nếu có căn cứ Tòa sẽ chấp nhận yêu cầu của bạn đồng thời cũng xem xét phần cấp dưỡng dựa trên các thu nhập hợp pháp của người cha,điều kiện sống tối thiểu của đứa trẽ và các chi phí hợp lí khác của người cha như còn phải trợ cấp cho ai...với điều kiện những khoản đó chính đáng, có cơ sở và phù hợp với những qui định của pháp luật.


    Chúc bạn vui, khõe!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #44376   21/01/2010

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa! tôi vẫn chưa hiểu "Toàn quyền định đoạt", có nghĩa là khi dượng tôi đang trên giường bệnh mà không để lại phần di sản cho em tôi, thì em tôi không được quyền thừa kế phần di sản của giượng tôi để lại trừ khi ông qua đời đột ngột thì em tôi mới có quyền thừa hưởng tài sản do dượng tôi để lại?

    Hiện em tôi còn quá nhỏ, nếu đợi tới lúc em tôi đòi quyền thừa hưởng di sản do cha để lại thì lúc đó mẹ kế đã hợp thức hóa tất cả thì phải làm sao ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #44377   21/01/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Toàn quyền định đoạt

    Chào bạn!

    Vấn đề thừa kế là nói đến việc một người nào đó đã qua đời còn dượng bạn vẫn còn sống (có thể sức khõe của ông rất yếu) thì chưa phát sinh việc thừa kế và tất nhiên tài sản của ông sẽ do ông tự quyết định, do đó làm gì có di sản mà nói đến việc ai thừa hưởng.

    Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp thích hợp!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #44378   21/01/2010

    angel1707
    angel1707

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiện tại, mẹ của ông ta vẫn còn đủ năng lực hành vi, hiện tại còn có công việc (buôn bán nhỏ đủ sống) nên có thể nuôi được đứa em 17 tuổi đang học, còn 2 mẹ con tôi (ba mẹ tôi đã lớn tuổi, một người em 23 tuổi đang lao động, một người em 16 tuổi đang học lớp 10 tất cả đều do sự giúp đỡ của bà con)

    Con tôi còn nhỏ, lại ở nhờ người bà dì, chỉ nuôi cơm, ngoài ra không lo gì cả, vậy tôi phải làm sao?

    Với một phụ sản (sinh mổ như tôi) mới sinh con được 2 tháng tôi phải mưu sinh vừa lo cho con (đến nỗi không có sữa để cho con bú) vừa lo cho bản thân tôi, vậy tôi phải làm sao?

    Có thể đến hội liên hiệp phụ nữ để can thiệp không luật sư, nếu kiện ra tòa, tôi phải chịu lệ phí, nhưng tôi không đủ tài chính, nếu vay mượn tuy thắng kiện nhưng làm sao tôi có lấy lại số tiền để trả cho người ta?

     Rất mong sự thông suốt của luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #44379   21/01/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Quyền lợi của con

    Chào bạn!

    Như đã góp ý với bạn,nếu 2 bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng nuôi con thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sỡ xem xét các điều kiện, hoàn cảnh và khả năng thực tế của các bên, các cơ quan khác chỉ có thể chỉ góp ý hoặc động viên, hòa giải... nhưng không thể ra một quyết định có giá trị thi hành.

    Các vụ kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thuộc trường hợp được miễn án phí và nếu cần luật sư trợ giúp khi tham gia tố tụng bạn có thể liên hệ "Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước " tại địa phương bạn để được hỗ trợ ( với đièu kiện bạn có xác nhận của chính quyền đia phương về hoàn cãnh khó khăn của mình) và bạn không phãi tốn bất cứ chi phí nào.

    Chúc bạn thành công!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com