Làm freelancer cho công ty nước ngoài thì đóng thuế như thế nào

Chủ đề   RSS   
  • #394441 30/07/2015

    roark91

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm freelancer cho công ty nước ngoài thì đóng thuế như thế nào

    Mình làm lập trình viên (làm việc qua internet) cho một công ty ở Mỹ. Đây là dạng công việc tự do, giữa mình và công ty không có ký hợp đồng, không có ràng buộc gì cả.

    Mỗi tháng công ty chuyển cho mình trên 100tr, theo dạng wire transfer vào thẳng tài khoản ngân hàng cá nhân của mình.

    Mình muốn hỏi với tính chất công việc và mức thu nhập như vậy thì mình có phải kê khai và nộp thuế không? Nếu có thì phải tính thuế như thế nào?

     
    15348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #395058   04/08/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Có bạn nhé, bạn phải nộp thuế TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP

    Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. 

    Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

    Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

    1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

    a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

    b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.

    c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

    2. Thuế suất

    Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 60

    Đến 5

    5

    2

    Trên 60 đến 120

    Trên 5 đến 10

    10

    3

    Trên 120 đến 216

    Trên 10 đến 18

    15

    4

    Trên 216 đến 384

    Trên 18 đến 32

    20

    5

    Trên 384 đến 624

    Trên 32 đến 52

    25

    6

    Trên 624 đến 960

    Trên 52 đến 80

    30

    7

    Trên 960

    Trên 80

    35

    3. Cách tính thuế

    Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

    Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

    Xem thêm tại Điều 9. Các khoản giảm trừ

    Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:  

    về các khỏan giảm trừ khi tính thuế TNCN

     
    Báo quản trị |