Làm cách nào để người cha giành lại quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #187570 21/05/2012

    trucmai271

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm cách nào để người cha giành lại quyền nuôi con

    Kính nhờ các luật sư tư vấn giúp gia đình và em trai của em!
    Em trai em tên Nhựt lấy vợ năm 2008, vợ tên Duyên, đến năm 2010 thì có một bé trai tên Thiện Nhân. tháng 8 năm 2011, vợ chồng em Nhựt ly hôn.Lúc làm đơn xin ly hôn, do hàn gắn mãi không được, giận vợ, Nhựt có ký tên vào đơn ly hôn, nhưng khi tòa án thụ lý, có mời 3 lần nhưng Nhựt không đi,( vì nghĩ là không đến Tòa thì Duyên sẽ bỏ ý định ly hôn) .sau đó Duyên thông báo là Tòa đã xử ly hôn vắng mặt và Duyên được quyền nuôi con,bé Nhân lúc này mới 18 tháng tuổi.Sau ngày ly hôn khoảng 2 tháng, thì Duyên dẫn 1 người đàn ông mới về nhà cha mẹ Duyên và sống công khai như vợ chồng (dù không có làm lễ cưới),Duyên và gia đình Duyên ngăn cấm Nhựt thăm nom bé Nhân cũng như rước bé về Nội chơi trong ngày mặc dù 2 nhà Nội-Ngoại rất gần nhau.Gia đình em rất iu bé vì mới có đứa cháu Nội đầu tiên, mẹ em và em trai em rất đau lòng.Vậy em xin kính nhờ các luật sư tư vấn giúp em 2 vấn đề:
     Thứ nhất: Nhựt có thể làm đơn gửi đến tòa án xin được giành quyền nuôi con không?(vì Duyên đã có chồng khác thì quyền lợi của bé Nhân không còn được đãm bảo về mọi mặt nữa) và tỉ lệ thắng kiện là bao nhiêu?
     Thứ hai: Gia đình em cần phải có những hồ sơ và bằng chứng gì để có thể giành lại quyền nuôi bé Nhân?
    Em xin chân thành cám ơn các luật sư rất nhiều! 
     
    20163 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #187601   21/05/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Khi Tòa án triệu tập Nhựt đến lần thứ 3 mà Nhựt vẫn không có mặt tại Tòa là Nhựt đã vừa không tuân thủ pháp luật vừa không hiểu biết pháp luật nên đã làm mất đi quyền có mặt, trình bày tại phiên tòa, Tòa án xử vắng mặt Nhựt là đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự 2004. Theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2000 khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho vợ trực tiếp nuôi. Con chung của Nhựt mới 18 tháng tuổi Tòa giao cho mẹ trực tiếp nuôi là đúng luật. Nhựt muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con thì phải đợi con chung lớn hơn 36 tháng tuổi và quan trọng là chứng minh được mình có nhiều điều kiện về kinh tế, thời gian chăm sóc để trực tiếp thực hiện quyền nuôi con chung. Chào bạn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #187603   21/05/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo thông tin bạn nêu thì em bé sinh năm 2010, đến nay chưa đủ 3 tuổi nên theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ được quyền nuôi con. Việc người mẹ chung sống với người đàn ông khác hoặc kết hôn với người khác không phải là căn cứ để thay đổi người nuôi con. Sau khi em bé đủ 3 tuổi, đồng thời có căn cứ cho rằng người mẹ nuôi con làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của con thì người cha có thể giành được quyền nuôi con.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #187608   21/05/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


             Chào bạn! Trường hợp trên của bạn hai Luật sư trên tư vấn tương đối cụ thể tôi chỉ tư vấn cho bạn như sau:
              Theo quy định tại Mục 11 Nghị quyết 02/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình như sau
              11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

            Do vậy, căn cứ theo quy định viện dẫn nêu trên để em trai bạn Nhựt trực tiếp nuôi con là rất khó trừ trường hợp Nhựt và Duyên thỏa thuận con do Nhựt nuôi thì Nhựt mấy trực tiếp được chăm sóc, nuôi dưỡng con mình.
            Để được giải đáp thắc mắc trên vui lòng liên hệ LS. Lê Thư Công ty Luật Hà Sơn SĐT: 0977184216, Email: thulelaw@gmail.com

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #187626   22/05/2012

    trucmai271
    trucmai271

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dạ em rất cám ơn Nguyễn Văn Nguyên và luật sư Đặng Văn Cường đã nhiệt tình tư vấn giúp em. 
    Luật sư vui lòng cho em hỏi thêm việc Duyên và gia đình cô ấy không cho Nhựt và gia đình em thăm nom và rước cháu về chơi trong ngày là đúng hay sai?hiện tại gia đình em thì chỉ có mình bé Nhân, gia đình em muốn thể hiện tình yêu và sau này cũng muốn bé biết cội nguồn nhưng gia đình Duyên ngăn cấm và toàn quyền quyết định không cho bé Nhân nhìn Nhựt và ông bà nội
    Xin Nhờ luật sư giải đáp giúp em ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #187662   22/05/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    về pháp luật Duyên được quyền trực tiếp nuôi, chăm sóc con chung của vợ chồng khi ly hôn, nhưng Nhựt và gia đình bên vẫn có quyền thăm non, nếu bị cản trở Nhựt có quyền đề nghị chính quyền cơ sở can thiệp. Chào bạn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #187679   22/05/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu gia đình Duyên ngăn cản việc gia đình bạn thăm nom, chăm sóc cháu thì em trai bạn có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án cấp huyện để yêu cầu can thiệp, buộc gia đình Duyên phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án tại Bản án ly hôn trước đây.
            Gia đình bạn cũng cần chuẩn bị những chứng cứ về việc chăm sóc, giáo dục con không tốt của Duyên để đến khi em bé đủ 3 tuổi, Nhựt gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định pháp luật.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #188097   23/05/2012

    trucmai271
    trucmai271

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dạ! em xin chân thành cám ơn quý luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #188132   23/05/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    chào bạn

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869