Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện là “thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Còn thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là “thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu”.
Không giống với quy đingj của pháp luật dân sự Việt Nam, trong các hệ thống luật nhiều nước, việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực khi một bên viện dẫn điều đó như một biện pháp tự vệ và cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ chối quyền yêu cầu của một bên nếu không được bên kia yêu cầu.
Hiện theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”.
Như vậy, quy định trên không cho phép cơ quan tố tụng tự viện dẫn các quy định về thời hiệu tương tự như một số nước. Đồng thời cũng chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về hết thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm nên nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các quy định về thời hiệu ở cấp sơ thẩm thì không được viện dẫn việc hết thời hiệu ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm.
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !