Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải hợp đồng tín dụng

Chủ đề   RSS   
  • #530133 01/10/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải hợp đồng tín dụng

    Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải hợp đồng tín dụng

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, hợp đồng vay tài sản không phải là tín dụng được hiểu là “hợp đồng vay tài sản là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng với nhau”. Vậy, hiện nay việc áp dụng lãi, lãi suất, xử lý việc trả nợ không đúng hạn đối với hợp đồng vay này được áp dụng như thế nào? Các bạn cùng tìm câu trả lời qua nội dung dưới đây nhé.

    1. Đối với lãi, lãi suất

    >>>Đối với trường hợp Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập trước ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực) thì việc áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất xác định như sau:

    - Hợp đồng được thực hiện xong trước ngày 01-01-2017:

    + Có tranh chấp thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết;

    + Có lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết; trường hợp lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi, lãi suất phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    - Hợp đồng đang được thực hiện:

    + Lãi, lãi suất không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

    + Lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc áp dụng pháp luật để xác định lãi, lãi suất như sau:

    *Đối với khoảng thời gian trước ngày 01-01-2006 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị quyết ngày 28-10-1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995.

    *Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.

    *Đối với khoảng thời gian từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015.

    >>> Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng được xác lập kể từ ngày 01-01-2017 thì áp dụng quy định về lãi, lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.

    Trong đó, hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng có lãi, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Mức lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015: Các bên cũng có quyền thỏa thuận nhưng mức lãi suất cao nhất được thỏa thuận trong các hợp đồng dân sự vay tài sản là 20%/năm của khoản tiền vay, tức mức giới hạn tại BLDS 2015 lại là “20%/năm của khoản tiền vay”. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.

    - Lãi, lãi suất, được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhưng pháp luật trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành quy định khác.

    Ví dụ: ngày 20-01-2016, ông A ký hợp đồng cho bà B vay 100.000.000 đồng không có lãi, thời hạn vay là 03 năm. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn thì việc tính lãi đối với nợ gốc quá hạn chưa trả từ ngày tiếp theo của ngày đến hạn trả nợ (ngày 21-01-2019) là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    2. Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản

    Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ- NQ-HĐTP, trong hợp đồng vay tài sản không phải tín dụng khi có sự thỏa thuận phạt vi phạm đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay đối với bên cho vay thì Tòa án căn cứ vào quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn tại thời điểm xác lập hợp đồng để điều chỉnh. Tòa án xem xét, quyết định dựa trên nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.

    Theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về phạt vi phạm như sau:

    - Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    - Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    - Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

     

     
    7040 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (03/10/2019) ThanhLongLS (02/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận