Chào bạn hai.linh954
Mình có một vài góp ý đối với câu hỏi của bạn như sau:
Trường hợp bạn cho vay tài sản với lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố thì khi có tranh chấp xảy ra Nhà nước không bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điều 467 Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, bạn cũng nên phân biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất chậm trả, mình nghĩ bạn đang lấn cấn chỗ này. Trường hợp bạn nêu là lãi suất lãi suất cho vay nên việc áp dụng điều 476 Bộ luật dân sự 2005 là hợp lý.
Hợp đồng vẫn có hiệu lực, chỉ vô hiệu đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố.
Về việc viện dẫn TTLT số 01/TT-LT, để tính lãi suất chậm trả mình cho rằng:
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 vẫn còn hiệu lực, nên Thông tư liên tịch này vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, những nội dung không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó như: lãi đối với số tiền chậm trả theo “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thay cho “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định” theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995.
Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công.
Thân.
Nguyễn Văn Ân - CÔNG TY LUẬT TNHH SÀI GÒN Á CHÂU
Mobile: +84 938431647;
Email: annguyen@saigon-asialaw.com