Kỹ thuật đàm phán và soản thảo hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #616664 22/09/2024

    Kỹ thuật đàm phán và soản thảo hợp đồng trong kinh doanh thương mại

    Nhận định đúng hay sai? Giải thích và căn cứ luật áp dụng:

    1/ Hợp đồng không có thoả thuận về giá thì hợp đồng đó xem như chưa được giao kết.

    2/ Trong mọi trường hợp sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

    3/ Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

    4/ Mọi trường hợp hợp đồng chính bị vô hiệu thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ.

     
    68 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #616908   27/09/2024

    motchutmoingay24
    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Kỹ thuật đàm phán và soản thảo hợp đồng trong kinh doanh thương mại

    1/ Hợp đồng không có thoả thuận về giá thì hợp đồng đó xem như chưa được giao kết.

    Câu nhận định này là sai. Căn cứ Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định việc xác định giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

    Xác định giá

    Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.”

    Đồng thời, căn cứ Điều 53 Luật Thương mại 2005 quy định về xác định giá theo trọng lượng:

    “Xác định giá theo trọng lượng

    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.”

    Như vậy, theo quy định, trường hợp trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. Do đó, nhận định hợp đồng không có thoả thuận về giá thì hợp đồng đó xem như chưa được giao kết là sai.

    2/ Trong mọi trường hợp sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

    Nhận định này là sai. Theo Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

    1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

    2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

    Như vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

    3/ Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

    Nhận định này là đúng. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về Thời hạn giao hàng như sau:

    Thời hạn giao hàng

    1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

    2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

    3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.”

    Như vậy, trường hợp hai bên chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng trong hợp đồng mà không xác định cụ thể về thời điểm giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo cho bên mua biết trước về thời điểm giao hàng.

    4/ Mọi trường hợp hợp đồng chính bị vô hiệu thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ.

    Nhận định này là sai. Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:

    “Hợp đồng vô hiệu

    1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

    2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”

    Như vậy, hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính nên sự vô hiệu của hợp đồng chính cũng đương nhiên làm chấm dứt hợp đồng phụ, tuy nhiên trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính, không phải trong mọi trường hợp.

     
    Báo quản trị |