Ký lại hợp đồng khi thay đổi loại hình doanh nghiệp ?

Chủ đề   RSS   
  • #226662 15/11/2012

    congdoanxmsg

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Ký lại hợp đồng khi thay đổi loại hình doanh nghiệp ?

    xin chào luật sư, tôi có thắc mắc tương tự như trên xin hỏi luật sư:

    Doanh nghiệp tôi là chi nhánh trực thuộc công ty cổ phần (nhà nước không chi phối), hiện tại đang làm thủ tục để chuyển sang công ty TNHH một thành viên (công ty cổ phần nắm 100% vốn và làm chủ sở hữu), sắp tới khi chuyển mô hình hoạt động sẽ tiến hành ký lại hợp đồng lao động (hiện tại 100% người lao động được ký HĐLĐ ko xác định thời hạn) và một số người lao động sẽ được ký lại HĐLĐ nhưng không phải HĐ không xác định thời hạn mà là HĐ xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm. Xin hỏi luật sư việc công ty làm như vậy có đúng với pháp luật lao động hiện hành không?

    Xin cảm ơn luật sư.

     
    9450 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #226678   15/11/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Khi chuyển đổi doanh nghiệp, không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động. Từ HĐLĐ KXĐ thời hạn chuyển sang HĐLĐ xác định thời hạn là bước "lùi" về quyền lợi cho người lao động. Theo tôi, DN không được làm!

    Thân./.

    (P/s: Bạn ở Quảng Bình chỗ nào thế? Tết về gặp cà phê chơi, mình ở H.Quảng Ninh).

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    congdoanxmsg (21/11/2012)
  • #231029   04/12/2012

    congdoanxmsg
    congdoanxmsg

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 31 Bộ Luật lao động quy định “Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động.”

    Điều 33 Bộ Luật lao động “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật LĐ.

    Nếu như người sử dụng lao động và người lao động không đạt được thỏa thuận thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt HĐLĐ (sau khi có phương án sử dụng lao động) phải không luật sư ? 

     
    Báo quản trị |