Ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #405539 06/11/2015

    vpls_minhly

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN như thế nào?

    Đề nghị Luật sư tư vấn:

    1. Khi Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê người đã nghỉ hưu làm việc lại thì Hợp đồng đó có thực hiện theo mẫu hợp đồng lao động không? các khoản như BH ghi nhận trong mẫu hợp đồng lao động sẽ ghi như thế nào?
    2. Khi ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu thì khoản tiền BH như BHXH, BHYT, BHTN theo quy định người sử dụng lao động phải nộp vào ngân sách có phải trích nộp không? Trong trường hợp không trích nộp thì khoản tiền này có thể thỏa thuận trong hợp đồng để DN trả cho người nghỉ hưu ký lại hợp đồng không?
    3. Nếu như có thỏa thuận và DN chấp nhận chi trả các khoản BH này cho người nghỉ hưu ký lại hợp đồng, thì khoản tiền này đối với DN có được tính vào chi phí hợp lệ không? và đối với người nghỉ hưu ký lại hợp đồng có được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN không?

    Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư.

    Đan Nguyễn

    Lunarnewyear@ymail.com

     

     
    3922 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449363   13/03/2017

    Chào bạn!

    Căn cứ vào thông tin sơ bộ mà bạn cung cấp, chúng tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:

    1.             Về hợp đồng lao động:

    - Điều 187 Bộ luật lao động 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

    Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

    2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

     3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

    - Pháp luật còn quy định một số trường hợp đặc biệt nghỉ hưu khi chưa đến tuổi nghỉ hưu. Tuy không phải mọi trường hợp về hưu đều ở độ tuổi 60 để đảm bảo yêu cầu về độ tuổi của người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi song phần lớn các trường hợp người lao động đã về hưu đều là người cao tuổi. Do đó việc bạn ký kết hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu từ 60 tuổi trở lên chính là ký kết hợp đồng lao động với người cao tuổi theo quy định của Điều 167 Bộ luật lao động 2014. Các trường hợp người lao động đã về hưu dưới 60 tuổi thì có thể coi là ký kết hợp đồng lao động bình thường.

     “Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

    2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.”

    Vậy bạn có thể ký hợp đồng lao động mới với người lao động như hợp đồng lao động với người cao tuổi. Ngoài quyền lợi với người lao động nói chung Bộ luật Lao động 2012 còn quy định một số quyền của người lao động co tuổi như sau:

    -         Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động cao tuổi ít nhất 6 tháng 1 lần.

    -         Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    -         Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

    -         Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

    2.     Về chế độ bảo hiểm:

    - Về bảo hiểm xã hội: Người lao động đã nghỉ hưu không thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

    -         Về bảo hiểm y tế: Người lao động đã nghỉ hưu, nay làm việc theo hợp đồng lao động mới sẽ vẫn là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nên người lao đông này thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế theo khoản 1 điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 như sau:

    Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).”

    Theo đó hằng tháng, công ty bạn có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người lao động như sau:

    “Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế

    1.     Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”

    Ở đây công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động theo mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại điểm a, khoản 1, điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008

    a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.”

    -  Về bảo hiểm thất nghiệp: người lao động đã nghỉ hưu, nay ký hợp đồng mới không thuộc đối tượng bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật việc làm 2013:

    2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.

    Vậy ở đây công ty bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nghỉ hưu ký lại hợp đồng, công ty bạn phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và phải trích lập từ tiền lương của người lao động để nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luât. Điều này là thực hiện theo quy định của pháp luật và không cho phép trả lại cho người lao động khoản tiền trích từ tiền lương để nộp phí bảo hiểm. Theo đó khoản tiền này không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Với khoản thu từ người lao động đã nghỉ hưu ký lại hợp đồng thì khoản thu nhập trong trường hợp này cũng không thể loại ra khỏi khoản thu nhập chịu thuế vì công ty bạn và người lao động vẫn ký hợp đồng lao động nên vẫn thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

    Hiện tại, do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy. Để có câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để có được câu trả lời chính xác nhất.

    Chuyên viên tư vấn: Phùng Thị Thùy Trang

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |