Kinh tế khó khăn, chọn Luật để không thất nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #309925 18/02/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Kinh tế khó khăn, chọn Luật để không thất nghiệp

    Có những nghề mà dù cuộc sống có thay đổi đến đâu, có biến đông đến mức nào, nó cũng vẫn tồn tại. Theo nghiên cứu của CareerBuilder, trong mọi thời điểm, những người làm 12 nghề sau đây sẽ không bao giờ sợ bị thất nghiệp.

    Đáng chú ý ở đây là có Nghề Luật nhé các bạn! Lưu ý thêm trong năm 2013 ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: “Hiện cả nước có 23 cơ sở đào tạo luật. Các trường thường tuyển khối A, A1, C, D. Điểm trúng tuyển 17,5-21, các trường địa phương 14-16 điểm. Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, SV luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, VKS, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự tốt nghiệp ngành luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần nhân sự cho bộ phận tư vấn, pháp lý.

    Theo quy hoạch nhân lực nghề luật sư, đến năm 2015 phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, phát triển tỉ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Nguồn nhân lực ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18.000 luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300-4.500 thư ký thi hành án…”

    Làm bác sỹ sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp

    1. Bác sỹ

    Tại sao nghề bác sỹ tồn tại mãi mãi?

    Theo các nhà phân tích, loài người mặc dù đã đạt được những thành công lớn trong y học, song tỉ lệ người chết vẫn cứ liên tục tăng lên. Những bệnh lạ và nguy hiểm cũng xuất hiện ngày càng nhiều và luôn luôn đe doạ tính mạng con người.

    Do vậy, chúng ta sẽ luôn cần những người nghiên cứu ra các phương pháp điều trị mới, trị những loại bệnh mới này.

    2. Giáo viên

    - Tại sao nghề giáo tồn tại mãi mãi? Dù chúng ta có phát triển đến cỡ nào, giáo dục cũng luôn là cần thiết và những người truyền thụ giáo dục cũng không bao giờ thừa.

    3. Dịch vụ tang lễ

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Thực tế cho thấy, trừ phi phương pháp hoả táng được ứng dụng rộng rãi và tất cả chúng ta chấp nhận nó, còn không, bất kể khi nào, chúng ta cũng luôn cần người trông nom phần mộ của những người đã khuất.

    4. Thu gom và tái chế phế liệu

    - Tại sao nghề này tồn tại mãi mãi? Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên tạo ra rất nhiều loại phế thải ở nhiều dạng khác nhau. Chính vì thế, chúng ta sẽ luôn cần những người chuyên thu lượm và tái chế những "sản phẩm" đó.

    5. Nghiên cứu khoa học

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Con người luôn luôn có nhu cầu khám phá cuộc sống, tò mò về những thứ xung quanh và thường tự đặt ra câu hỏi: vì sao lại thế.

    Sự có mặt của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi tương tự như vậy.

    Bên cạnh đó, chúng ta cũng luôn cần những người sẵn sàng cống hiến công sức của mình để nghiên cứu và tìm ra cách đối phó với những thay đổi của môi trường sống. Và vì thế, chúng ta cần các nhà nghiên cứu về môi trường.

    6. Thu thuế

    - Tại sao nghề thu thuế tồn tại mãi mãi? Một câu nói vui sẽ dễ minh hoạ cho trường hợp này là: "Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với hai điều tất nhiên là chết và đóng thuế". Còn nói về mặt luật pháp, đóng thuế là nhiệm vụ của mối công dân.

    7. Chăm sóc sắc đẹp

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Câu trả lời đơn giản nhất là: Bởi xã hội ngày càng phát triển thì con người càng có nhu cầu làm đẹp nhiều hơn. Và vì thế, họ cần các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp nhiều hơn.

    8. Phục vụ trong quân đội

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Bao giờ cũng vậy, ngay cả khi chúng ta đang sống trong hoà bình thì chúng ta vẫn cứ e sợ những cuộc chiến tranh có thể đến bất cứ lúc nào trong tương lai. Chúng ta luôn cần có quân đội bảo vệ.

    9. "Lãnh tụ tinh thần"

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Cho đến khi nào con người còn có tín ngưỡng, còn cố gắng tìm hiểu ý nghĩa sự sống của mình, sự xuất hiện của mình, họ còn có xu hướng tìm đến các nhà lãnh tụ tinh thần, với vai trò là người hướng dẫn tâm linh.

    10. Người thi hành luật pháp

    - Tại sao nghề này tồn tại mãi mãi? Chúng ta bao giờ cũng phải sống trong một chế độ chính trị xã hội nào đó. Và tất nhiên phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật và những người thực thi pháp luật của hệ thống đó.

    11. Nghề nông

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Nhu cầu không thể thiếu và không bao giờ có thể thiếu được của con người là lương thực thực phẩm. Trên thực tế xu hướng này đang ngày càng tăng nhanh. Và tất nhiên, lúc nào chúng ta cũng cần những người trồng cấy những thứ lương thực, thực phẩm đó, phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.

    Ngoài ra, trong trường hợp là các chủ trang trại, bạn còn có tiền trợ cấp từ Chính phủ để khắc phục những khó khăn do thời tiết, trang thiết bị, máy móc và các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của sản phẩm...

    12. Xây dựng

    - Tại sao nó tồn tại mãi mãi? Giống như nhu cầu thiết yếu của chúng ta là thức ăn, vấn đề nhà ở cũng không thể thiếu. Nhà ở sẽ bảo vệ chúng ta trước tất cả những tác động tiêu cực của tự nhiên. Do đó, chúng ta luôn cần những người thợ, kỹ sư xây và tu sửa nhà cửa cho chúng ta.

     
    5303 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (19/02/2014) Khongtheyeuemhon (19/02/2014) hoabienjks (19/02/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận