Kinh tế 2011: Những con số gây sốc

Chủ đề   RSS   
  • #158574 01/01/2012

    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Kinh tế 2011: Những con số gây sốc

    (VEF.VN) - Lần đầu tiên tại Việt Nam 3 ngân hàng hợp nhất làm một; tỷ giá, giá vàng tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay, lãi suất đạt đỉnh... là những con số và sự kiện gây sốc với DN và cả nền kinh tế trong năm 2011.
    Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) - báo VietNamNet điểm lại 10 con số cũng dấu ấn ấn tượng nhất của những sự kiện kinh tế tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế năm 2011.
    Trên 18% - lạm phát hàng quán quân thế giới
    Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2011 so với tháng trước tăng 0,53%,  so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Năm 2011 so với năm 2010  tăng 18,58%. Đây là mức thuộc hạng cao nhất châu Á. Và như nhận định của lãnh đạo Chính phủ lạm phát Việt Nam còn thuộc hàng quán quân thế giới. Nguyên nhân của lạm phát được cho là bắt nguồn từ những bất ổn của chính sách tiền tệ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô.
    Vì thế, Chính phủ đã có Nghị quyết 11 để kiềm chế, trong đó đặc biệt tập trung vào việc thắt chặt tín dụng và tài khoá.
    Năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Đến tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng cuối cùng CPI cả năm 2011 tăng 18,13%. Năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu đưa lạm phát về 9%.
    9,3%: mức điều chỉnh tỷ giá kỷ lục
    Ngày 11/2/2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên 9,3%. Đây là mức điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây. Bước đi đột phá này nhằm kéo giá USD trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do sát lại gần nhau.
    Để thị trường USD tự do bớt lũng đoạn, Ngân hàng Nhà nước đã ra tay dọn dẹp USD "chợ đen", nghiêm cấm và phạt thật nặng (lên tới 500 triệu đồng) nếu niêm yết giá bằng ngoại tệ... Ngân hàng Nhà nước cũng thông báo sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đến cuối năm chỉ biến động tối đa 1%. Đến thời điểm cuối năm, USD vẫn tỏ ra là một thị trường ổn định. Tuy nhiên, điều lo ngại là điều gì sẽ xảy ra trong đầu 2012 khi căng thẳng tỷ giá USD/VND vẫn hiện hữu.
    20% - phá trần, lãi suất lên đỉnh
    Mặc dù đầu tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ "tuýt còi" các ngân hàng nếu đẩy lãi suất huy động vượt trần 14%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn đua lãi suất, đẩy lên 18%, 20% và thậm chí còn cao hơn. Lãi suất cho vay bị đẩy lên 24 - 25% khiến các DN gặp nhiều khó khăn.
    Khi các nhà băng đã phớt lờ quy định của cơ quan quản lý, và trong suốt gần năm qua cơ chế lãi suất huy động bị biến thành một cái "chợ" bát nháo. Để dẹp yên "chợ" này, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa phải dùng kỷ luật "sắt", từ kỷ luật, cách chức đến mời công an vào cuộc... Sự quyết liệt này giúp giảm căng thẳng trần lãi suất huy động, nhưng lãi suất cho vay vẫn ngất ngưởng, khiến nhiều cá nhân và DN vẫn hoài nghi về hiệu quả điều hành.
    49 triệu đồng/lượng, giá vàng cao lịch sử
    Theo đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu tháng 8. Ban đầu, khi giá vàng mới nhích lên 42, rồi 45-46 triệu đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng. Trong vòng xoáy "điên loạn" đó, nhiều người thắng đậm và ối kẻ "chết đứng". Để hạ nhiệt cơn sốt này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu đồng/lượng.
    Ngoài ra, thông tin về việc dự kiến cấm sản xuất, lưu thông vàng miếng rồi lại chưa thông qua, chỉ lưu hành vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý SJC... cũng góp phần khiến thị trường vàng thêm bất ổn. "Cơn điên" của giá vàng trong năm 2011 thực sự là sự kiện chấn động, ảnh hưởng tới nhiều người vì tại Việt Nam, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng.
    1.000 tấn: Số vàng cất trữ trong dân
    Công bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia giữa tháng 6/2011, đã công bố một con số giật mình: lượng vàng người dân nắm giữ có thể lên tới cả nghìn tấn. Con số này cũng đã được chất vấn tại quốc hội nhưng đến nay vẫn là một ẩn số. Nếu tính ra, lượng vàng này tương đương khoảng 45 tỷ USD - một số vốn lớn nằm trong két, không được đưa vào lưu thông - lại đem lại những hệ luỵ không nhỏ.
    Đây là thói quen lâu đời của người dân, tuy an toàn, nhưng không sinh lời. Thói quen này cũng khiến cho mỗi khi giá vàng biến động, người dân lại đổ xô giao dịch, gây biến động lớn trên thị trường.
    Hơn 3.000 tỷ: thuế truy thu các DN ôtô
    Các liên doanh ôtô lớn ở Việt Nam như Honda, Ford, Toyota và GM Deawoo... hay Nhà máy ôtô VEAM... đã từng đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế linh kiện ôtô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng Honda suýt bị truy thu hơn 3.340 tỷ đồng, Ford 54 tỷ đồng... với lý do không đảm bảo độ rời rạc theo Quyết định 05/2005 của bộ Khoa học & Công nghệ. Trong khi đó, theo thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính, chỉ cần 1 linh kiện không đáp ứng tiêu chí về độ rời rạc theo Quyết định 05 thì toàn bộ lô hàng sẽ phải nộp thuế theo thuế suất của xe nguyên chiếc là từ 72-82%, tức chênh lên rất nhiều so với mức dưới 30% của thuế linh kiện.
    Sau nhiều tranh cãi giữa các bộ, giữa DN với các bộ, các DN đã may mắn thoát nạn này sau khi kêu cứu lên Chính phủ, và được Chính phủ đồng ý tháo gỡ. Nhưng đằng sau câu chuyện này là bài toán chưa có lời giải: DN ôtô Việt Nam "lười" nội địa hoá trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ èo uột, còn các cơ quan quản lý cũng "lười" cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật về độ rời rạc của linh kiện.
    Gần 50.000: DN phá sản năm nay
    Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến tháng 9, có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa; trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số doanh nghiệp khó khăn, phải "đắp chiếu" này đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Mặc dù Nghị quyết 11 đã có nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp vẫn xấu đi. Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay cũng xấu đi hơn nhiều trong đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ và DN.
    Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, đừng bi quan và hoảng hốt khi thấy số doanh nghiệp phá sản tăng lên vì đó là tín hiệu cho một cuộc sàng lọc có lợi cho tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
    Hơn 50%: Nợ công vẫn an toàn
    Theo cách tính của Bộ Tài chính, năm 2007, nợ công mới chỉ là 33,8% GDP nhưng đến năm 2010, đã là 56,6%, trong đó nợ nước ngoài bằng 42,2%. Dự kiến tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.
    Các chuyên gia cảnh báo, nếu tỷ lệ nợ công là 70% GDP, Việt Nam cũng có thể rơi vào cảnh "vỡ nợ" và khủng hoảng bởi nền kinh tế quá mong manh và nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài. 3 rủi ro mà lớn từ nợ công của Việt Nam hiện nay là: chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả; một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được thống kê và nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao.
    Vậy, Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với nợ công trong thời gian tới? Không có cách nào khác, đó là một cơ chế minh bạch đối với việc sử dụng các khoản vay.
    10.162 tỷ đồng: Thua lỗ của EVN
    Con số này được Bộ Công Thương công bố vào ngày 19/11 về tình hình kinh doanh thua lỗ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2010. Đây là khoản lỗ của riêng mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ lãi tại các công ty cổ phần điện EVN góp vốn. Kết quả kiểm toán mới nhất của Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định, EVN thua lỗ là do quản lý kém.
    Mặc dù Bộ Công Thương bênh vực, cho rằng số lỗ này là do bù vào phần chi phí mua điện bên ngoài giá cao và chênh lệch tỷ giá, song, dư luận không khỏi hoài nghi: vậy số lỗ do EVN đầu tư ngoài ngành là bao nhiêu? những thất thoát trong khâu truyền tải điện tại sao chưa được tính đến?. Thua lỗ mà lương vẫn cao, tới 7,3 triệu đồng/tháng mà vẫn không đủ sống? giá thành sản xuất điện hiện nay là bao nhiêu?
    Công bố thua lỗ để EVN đòi tăng giá điện. Và kết quả, EVN đã công bố sẽ tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày 20/12/2011.
    3 thành 1: Vụ hợp nhất ngân hàng đầu tiên
    3 ngân hàng đầu tiên ở TP.HCM là Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức hợp nhất thành một ngân hàng, với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn. SCB "mới" sẽ chính thức hoạt động từ 1/1/2012. Trong đó, BIDV - với tư cách là đại diện Ngân hàng Nhà nước - sẽ hỗ trợ để quá trình hợp nhất này diễn ra "xuôi chèo mát mái".
    Sự hợp nhất của 3 ngân hàng này như là "phát súng" đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước khởi động từ tháng 9/2011 và đang tích cực triển khai. Đây cũng là một trong ba nội dung chính trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, gồm tái cấu trúc phân bổ vốn đầu tư, DNNN và ngân hàng - nhằm tiến tới một hệ thống ngân hàng minh bạch, vững mạnh.

    ( nguồn VEF.VN)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    4055 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #158579   01/01/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    ấn tượng nhất với con số lạm phát. 
    thật ra thì tin nào cũng hot, tin nào cũng biết cả rồi nhưng tổng hợp lại cũng không khởi rung mình!
     
    Báo quản trị |  
  • #158575   01/01/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Những chính sách kinh tế tranh cãi nhất 2011

    (VEF.VN) - Tăng tỷ quá mạnh, liên tiếp tăng giá điện xăng khi chống lạm phát, siết nhập khẩu ô tô, độc quyền vàng... đó có thể là chính sách đã được áp dụng hoặc mới chỉ đang dự thảo nhưng đã gây nóng trong suốt năm 2011.

    1. Hai lần tăng giá, điện đắt thêm 20,28%

    Lần đầu tiên, giá điện tăng tới 2 lần trong một năm, tổng tăng 20,28%. Lần thứ nhất, mức tăng là 15,28% vào ngày 1/3, cao nhất kể từ năm 2006 so với suốt 4 năm qua, mỗi năm, người dân đã quen với với nhịp chỉ 5 - 9% thì mức trên tưởng chừng sẽ là lần duy nhất cho cả năm 2011. Nhưng sự thật đã không phải vậy.

    Sau đó, Chính phủ đã giao quyền cho EVN được tự được tăng giá điện trong phạm vi 5%, 3 tháng mỗi. Và EVN đã thực thị điều đó một cách rất hiệu quả. Ngày 19/12, EVN bất ngờ thông cáo tăng 5% và áp dụng ngày vào hôm sau 20/12/2011. Cú tăng giá này khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội không còn cơ hội bày tỏ ý kiến như những lần trước

    Đây là điều thật đáng lo ngại vì sắp tới, mặt hàng đặc biệt này sẽ còn tăng mạnh nữa và người dân vẫn không bao giờ biết được rõ lộ trình sẽ như thế nào?. Việc giao quyền tự động tăng giá cho EVN đang thực sự gây bất an cho dân chúng.  Liệu năm 2012, giá điện sẽ tăng thêm 20%, chia làm 4 lần hay không?

    2. Siết chặt nhập khẩu ôtô, cãi rồi cũng đành cắn răng chịu thua

    Thông tư 20 của Bộ Công Thương yêu cầu, kể từ 26/6/11, các đơn vị  kinh doanh ôtô ngoại muốn nhập khẩu xe mới nguyên chiếc phải đáp ứng 2 tiêu chí: thứ nhất phải được chính hãng ủy quyền, thứ hai phải có chứng nhận đủ điều kiện cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ôtô.

    Ngay lập tức, một lá đơn thống thiết, kiến nghị điều chỉnh lại quy định đã được gần 100 doanh nghiệp ký tên. Các cuộc họp của nhóm các nhà nhập khẩu liên tiếp diễn ra: bất bình, ức chế, cực lực phản đối... được bày tỏ. Mọi doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đều coi đây là việc đánh đố doanh nghiệp, thậm chí là chèn ép doanh nghiệp, dồn doanh nghiệp tới bờ vực phá sản.

    Vì lẽ, thời gian 45 ngày có hiệu lực của Thông tư  không thể đủ cho doanh nghiệp xoay được tờ giấy "quyền phân phối" chính hãng. Kế nữa, đặc thù khiến yêu cầu trên trở thành bất khả thi là mỗi hàng xe đều chỉ có 1 nhà phân phối duy nhất tại một quốc gia nên sẽ không thể mở cửa thêm cho 1 nhà nhập khẩu thứ hai tại cùng một nước. Mặc dù chịu nhiều phản ứng gay gắt, nhưng phải nói rằng, đây là tuyệt chiêu của Bộ Công Thương trong chính sách kiềm chế nhập siêu từ trước tới nay. Còn các nhà nhập khẩu ôtô đành chịu "thua", chuyển hướng làm ăn khác.

    3. Cấm kinh doanh vàng miếng và SJC trở thành độc quyền

    Tháng 2, dư luận đã bắt đầu xôn xao thông tin, Chính phủ sẽ cấm kinh doanh vàng miếng. Đây được coi là giải pháp nhằm hạn chế đầu cơ vàng và kinh doanh vàng lậu, quản lý được cung cầu thực về vàng,  tránh đi những hỗn loạn giá vàng do giới đầu cơ đẩy lên.

    Đầu tháng 11, dự thảo kinh doanh vàng được trình Chính phủ quy định, chỉ những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, chiếm 25% thị phần trong 3 năm gần nhất mới được xem xét cho sản xuất, gia công vàng miếng. 7 đơn vị có tên tuổi như Công ty Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ), Công ty Vàng Bảo Tín Minh Châu, Ngân hàng Á Châu (ACB), Sacombank, Ngân hàng Phương Nam và hai doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp sẽ bị ra rìa.

    Ngày 26/ 11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố trên diễn đàn Quốc hội, vàng SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia của Nhà nước. Bởi lý do, SJC là thương hiệu chiếm tới 90% thị phần vàng miếng tại Việt Nam. Hệ quả là ngay sau đó, vàng nhãn hiệu khác như Bảo Tín Minh Châu bị giảm giá mạnh, người dân lo lắng khi không đang nắm giữ vàng nhãn hiệu khác. Các doanh nghiệp còn lại lo ngại về việc sẽ phải ngừng kinh doanh vàng và thị trường. Chính sách này cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hơn 10.000 cửa hàng vàng trên toàn quốc. Đặc biệt, nó có thể gây ra nhiều hệ lụy vì độc quyền và ảnh hưởng tới thói quen tích trữ tài sản bằng vàng của người Việt Nam.

    4. Giá xăng liên tiếp tăng khi cả nước chống lạm phát

    Ngày 24/2, giá xăng dầu cũng bất ngờ tăng mạnh trong khoảng từ 2.100-3.550 đồng/lít tùy loại. Cơn bàng hoàng chưa qua thì chỉ hơn 1 tháng kế tiếp, ngày 29/3, mặt hàng xăng dầu lại vọt thêm từ 2.000-2.800 đồng/lít, kg tùy loại.

    Cộng cả 2 lần dồn dập này, dầu diesel - đầu vào quan trọng của các nhà máy sản xuất tăng tới 43,05% và xăng, mặt hàng tiêu dùng quen thuộc như cơm gạo, thuốc đánh răng đã tăng tới 29,88%. Nhưng không thấm vào đâu so với cách "tính đủ" của Bộ Tài chính sau đó. Bởi lẽ 5 tháng trước đó, giá xăng dầu được giữ nguyên trong khi giá thế giới đã tăng liên tiếp.

    Đã có ý kiến cho rằng, việc bắt buộc phải "thả" giá xăng ở biên độ cao như vậy có thể coi là một sự thất bại trong nỗ lực ổn định thị trường xăng dầu hồi đầu năm. Và tất nhiên, giá xăng dầu tăng đã góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chạm đỉnh 3,32%.

    Bức xúc là đi kèm với tăng mạnh, tăng nhanh, các khoản lãi - lỗ khi đó của các doanh nghiệp xăng dầu chưa được kiểm chứng, công bố. Cho đến khi Petrolimex thực hiện IPO, lại thấy tuyên bố năm 2010 lãi 81,1 tỷ đồng, trước đó là năm 2009 lãi 2.880 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Tài chính đã buộc phải hoãn quyền tự định giá xăng dầu của doanh nghiệp như Nghị định 84/2009 quy định.

    5. Bị truy thu thuế hàng nghìn tỷ đồng, DN ôtô dọa bỏ Việt Nam

    Giữa năm 2011, cơ quan hải quan bỗng phát lệnh truy thu thuế nhập khẩu linh kiện ô tô tới hàng loạt hãng xe liên doanh trong nước. Theo đó, hãng xe ô tô Honda Việt Nam sẽ  bị truy thu tới 3.340 tỷ đồng, Ford Việt Nam khoảng 32 tỷ đồng, Toyota khoảng 2,7 tỷ đồng... Hãng bị "nặng" nhất là Honda bắt đầu lên tiếng dọa rời khỏi Việt Nam.

    Đây là khoảng chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc là 82% với mức thuế nhập khẩu từng linh kiện chi tiết ô tô chỉ trong khoảng từ 0-27%. Nguyên nhân là do trong suốt 5 năm gần đây, các hãng xe trên đã gian lận, nhập linh kiện không đảm bảo đủ độ rời rạc, đáng lẽ phải bị áp thuế theo thuế suất xe nguyên chiếc.

    Ngay sau đó, hàng loạt đơn thư của các hãng ô tô gửi đi. Phía các doanh nghiệp FDI trên đều dẫn chiếu, việc thông tư hướng dẫn chính sách thuế áp dụng tiêu chuẩn rời rạc ban hành từ năm 2005 đã quá lỗi thời và cần sửa đổi. Các đại sứ quán như sứ quán Nhật Bản đều vào cuộc.

    Bốn bộ quản lý gồm bộ Tài chính - KH&CN - GTVT - Công Thương phải họp khẩn để giải quyết. Và theo sự đồng ý của Thủ tướng, sự việc đã đi hồi kết với giải pháp tình thế bằng việc đưa ra cách tính thuế mới: áp thuế suất ưu đãi nếu tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% trên tổng giá trị của tất cả linh kiện phụ tùng cấu tạo lên một chiếc xe hoàn chỉnh. Các hãng xe cũng thoát tội truy thu thuế.

    ( nguồn VEF.VN)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |