Kinh doanh vàng trang sức có phải báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước không?

Chủ đề   RSS   
  • #611167 03/05/2024

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 84 lần


    Kinh doanh vàng trang sức có phải báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước không?

    Để kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Cửa hàng kinh doanh mua bán vàng có phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước không? 

    Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

    Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

    Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:

    - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. 

    Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có trách nhiệm theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP

    - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

    - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

    - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

    - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Kinh doanh mua, bán vàng phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước

    Tại Điều 20 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo như sau:

    Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình mua, bán vàng miếng; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. 

    Tại Điều 20 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 38/2015/TT-NHNNThông tư 29/2019/TT-NHNN có hướng dẫn: 

    Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định sau: 

    - Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư 29/2019/TT-NHNN). 

    - Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 38/2015/TT-NHNN).

    Thời hạn nộp báo cáo định kỳ được quy định như sau:

    - Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo;

    - Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo.

    Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết. 

    Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

    - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

    - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

    - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    - Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Theo đó, cửa hàng kinh doanh vàng có các hành vi như trên được xem là vi phạm pháp luật. 

     
    541 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận