Kinh doanh shisha

Chủ đề   RSS   
  • #370765 07/02/2015

    Ntdat0409

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kinh doanh shisha

    thưa luật sư e muốn kinh doanh trà chanh shi sha và e có vài thắc mắc sau đây

    shi sha có cấm bán không

    mặc bằng dưới 16m2 có cần làm giấy phép kinh doanh

    vỉa hè sau vạch kẻ vàng có thể dùng để bàn ghế buôn bán được không

    các giấy phép cần thiết để bán trà chanh

    Di chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    16946 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447965   24/02/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của bạn đưa ra, tôi xin có một vài góp ý như sau:

    Thứ nhất, về việc kinh doanh shisha( một loại thuốc lào của A rập): hiện nay, shisha không nằm trong danh mục các loại hàng hóa bị cấm kinh doanh được quy định trong nghị định 59/2006/NĐ-CP nên không bị cấm bán.

    Thứ hai, về vấn đề đăng ký kinh doanh: căn cứ theo khoải 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có quy định : “1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    Theo đó, hoạt động kinh doanh bán trà đá của bạn thuộc điểm c khoải 1 điều 3 nghị định nên không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kinh doanh thêm mặt hàng là shisha thì lại cần phải đăng ký kinh doanh vì mặt hàng hàng này không nằm trong quy định được miễn đăng ký vừa nên trên, hơn nữa, đây cũng là mặt hàng không được nhà nước ủng hộ và có thể sẽ bị hạn chế hoặc cấm kinh doanh trong tương lai, nên bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kinh doanh.

     

    Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng đường phố và các hoạt động khác thì:

    “1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

    2.Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông”

    Như vậy, trước hết hành vi buôn bán nước giải khát trên hè phố, trên đường bộ của bạn là hành vi bị cấm. Bạn chỉ có thể được buôn bán trên hè phố, đường đi bộ nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 nêu trên.

    Căn cứ theo khoản 3 điều 25b nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về việc Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông như sau

    3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

    a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;

    b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

    Theo như quy định này thì bạn có thể kinh doanh quán nước nếu như bạn đáp ứng đủ những điệu kiện nhất định trên và tuân thủ các quy định tối thiểu về mặt hàng, địa điểm kinh doanh, an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm... được quy định chi tiết tại điều 5, 6,7 nghị định 39/2007/NĐ-CP.

    Việc cấp phép cũng như quy định cụ thể diện tích vỉa hè được phép kinh doanh được từng địa phương quy định khác nhau, do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. Vì vậy, bạn cần cung cấp thêm thông tin về địa bàn kinh doanh của bạn một cách chi tiết hơn để có thể được hướng dẫn cụ thể hơn.

    Hy vọng rằng những góp ý trên của tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn vui lòng liên hệ để được giải nhanh nhất.

    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Minh Trang

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |