Chào gnguyen1988, tôi xin đưa ra gợi ý cho bạn trong tình huống này như sau. Căn cứ theo những quy định chung về hợp đồng dân sự, tại:
Điều 1. Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Điều 2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy:
Thứ 1: Dù có hay không có quyền lợi, bạn vẫn phải thực hiện đúng theo thỏa thuận trong bản hợp đồng rằng: bạn sẽ không làm việc cho các công ty đối thủ và lĩnh vực liên quan trong thời hạn 1 năm sau khi kết thúc hợp đồng lao động.
Thứ 2: Nếu bạn thành lập công ty trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thì phải đảm bảo công ty không hoạt động trong lĩnh vực có liên quan (cụ thể theo bản hợp đồng quy định).
Nhưng căn cứ theo:
Điều 8. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
1- Hợp đồng dân sự phải được thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện và các thoả thuận khác đã ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2- Các bên có nghĩa vụ trao đổi thông tin và hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Điều 26. Sửa đổi hợp đồng
1- Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi hợp đồng, nếu pháp luật không có quy định khác.
2- Nếu hợp đồng phải được lập thành văn bản, đăng ký hoặc chứng thực, thì khi sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.
Thì bạn có thể thỏa thuận lại với bên còn lại vì quyền và lợi ích của mình.
Trân trọng!
Cập nhật bởi thambui94 ngày 10/12/2017 09:29:30 CH