Kinh doanh hóa chất có lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

Chủ đề   RSS   
  • #610010 28/03/2024

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Kinh doanh hóa chất có lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

    Cơ sở kinh doanh hóa chất có trữ lượng không bằng ngưỡng khối lượng quy định tại phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì có phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và hàng năm có cần tổ chức diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố tại cơ sở không?

    Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

    Căn cứ Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau

    Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

    Theo đó, cơ sở kinh doanh hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

    Trường hợp cơ sở kinh doanh hóa chất có khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm thấp hơn ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục IV thì không phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

    Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

    Tại Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất như sau:

    - Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

    + Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

    + Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

    - Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

    - Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

    + Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

    + Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

    + Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

    + Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    Đối tượng xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là đối tượng trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20. 

    Có thể hiểu đối tượng xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất không thuộc hóa chất thuộc Phụ lục IV hoặc Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV nhưng có khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm thấp hơn ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục IV.

    Như vậy có thể hiểu là Chủ đầu tư có tồn trữ hóa chất dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương.

    Còn trường hợp sử dụng hóa chất không thuộc hóa chất thuộc Phụ lục IV thì không cần diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

     
    220 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận