Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #517567 01/05/2019

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phạt như thế nào?

    Điều 18 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có quy định rất rõ về nội dung xử phạt này. Cụ thể:

    "Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

    ....".

    Như vậy, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 trên).

     
    7470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517644   02/05/2019

    Chào bạn,

    Mức phạt tiền mà bạn nêu là áp dụng đối với tổ chức. Nếu không phải tổ chức thì bị phạt bằng 1/2 số tiền nêu trên. 

    Bạn xem thêm Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP

    Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

    1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:

    a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

    b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

    c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

    d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

    đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

    e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #518090   13/05/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi thêm, trường hợp đối với bếp ăn tập thể của doanh nghiệp muốn thực hiện phun thuốc diệt côn trùng cho khu vực chế biến và khu vực ăn uống thì cần đảm bảo những điều kiện nào? Có hạn chế gì trong việc phun thuốc diệt côn trùng hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536003   30/12/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Mình cũng có một vài thắc mắc muốn hỏi là đối với trường hợp người lao động bị mắc bệnh viên gan B thì có được làm công việc tiếp xúc với thực phẩm ở nhà hàng, khách sạn? Trong trường hợp không được phép làm mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nhờ các bạn hỗ trợ giúp mình nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536017   30/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nội dung này bạn xem tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Theo đó nội dung sửa đổi tại Điều 2 Nghị định như sau:

    Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
     
    2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
     
    Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
     
    2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
     
    Như vậy quy định chỉ yêu cầu không bị mắc viêm gia A, E. Còn viêm gan B thì vẫn được làm công mà tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm ăn ngay.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #536254   31/12/2019

    Về vấn đề kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phạt, theo tôi thì:

    Mức phạt sẽ thay đổi, cao hơn theo từng cấp quản lý. Bên bạn cần xác định bên mình hoạt động thuộc cấp quản lý nào để có thể đối chiếu với mức phạt mà bên công an đưa ra. Ngoài ra, nếu bên bạn là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 2 lần so với cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #536258   31/12/2019

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào bạn!

    Về vấn đề này, Queenlaw tư vấn cho bạn về mặt nguyên tắc như sau:

    Kinh doanh dịch vụ ăn uống thì không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trừ trường hợp luật quy định cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

    Như vậy trước hết anh chị cần làm rõ trường hợp của mình có thuộc trường hợp cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không đã nhé ạ! :)

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn embesatthu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/12/2019)
  • #579735   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Nội dung về hình phạt được sửa đổi mới nhất tại Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP

    Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bạn có thể theo dõi để biết chính xác hơn.

     

     
    Báo quản trị |