Chào bạn, Cầy hương ấn độ (Viverricula indica) được liệt kê trong mục IIB, danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ do đó căn cứ Khoản 2, Điều 9 Nghị Định này, loại này tuy không cấm tuyệt đối nhưng nằm trong loại bị hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại. Để nuôi sinh sản các loài động vật này bạn cần xin cấp phép.
Cụ thể điều luật này quy định:
“Điều 9. Chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng:
1. Nghiêm cấm chế biến, kinh doanh thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B và Nhóm II B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau: - Các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh sản; … Tổ chức, cá nhân chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại phải bảo đảm các quy định sau:
a) Có đăng ký kinh doanh về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này.
c) Mở sổ theo dõi nhập, xuất thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành của pháp luật.”
Về thủ tục xin nuôi cầy hương, căn cứ Nghị định 82/2006/NĐ-CP Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thì thủ tục xin cấp phép nuôi cầy hương như sau: Vì cầy hương (Viverricula indica) cũng được liệt kê trong phụ lục III, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số: 40/20 13/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do đó, căn cứ khoản 2 Điều 11, nghị định 36/2006 /NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ, trại nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã quy định tại phụ lục III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm tỉnh; trường hợp ở địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1.3 Hồ sơ xin cấp phép nuôi nhóm động vật hoang dã quý hiếm, bị hạn chế nuôi vì mục đích thương mại, căn cứ theo khoản 2, Điều 11, Nghị định 36/2006/NĐ-CP được quy định taị phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định này, cụ thể gồm các giấy tờ sau: - Có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:
1. Tên và địa chỉ của trại:
2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:
3. Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
4. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường):
5. Thông tin chi tiết về số lư¬¬ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:
6. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ¬ư¬ợc việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ư¬¬ớc CITES và luật pháp quốc gia:
7. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do:
8. Sản lư¬¬ợng hàng năm trư¬¬ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:
9. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cư¬¬ờng nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen: 10. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xư¬ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):
1.4 Thời gian cấp phép nuôi nhóm động vật hoang dã quý hiếm, bị hạn chế nuôi vì mục đích thương mại Đối với trại nuôi sinh sản các loài động vật quy định tại Phụ lục III của Công ước CITES thì chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định 36/2006/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.