Kinh doanh bánh kẹo giả trong dịp Tết Nguyên Đán có bị đi tù không?

Chủ đề   RSS   
  • #608291 20/01/2024

    hieu2421999

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/12/2023
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kinh doanh bánh kẹo giả trong dịp Tết Nguyên Đán có bị đi tù không?

    Cứ mỗi dịp Tết, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, một trong số đó chính là mặt hàng bánh kẹo. Nắm bắt được tình hình này, nhiều cơ sở kinh doanh nhập nhập bánh kẹo giả về để bán. Do bao bì, nhãn hiệu của những sản phẩm này giống hệt với hàng thật, nên nhiều người đã mua phải mà không hề hay biết.Cho nên đối với trường hợp kinh doanh buôn bán bánh kẹo giả vào ngày này thì co bị phạt tù hay không? Chị Như Quỳnh (Sơn La)

     

    Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với hành vi bán bánh kẹo giả ngày tết?

    Trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi bán bánh kẹo giả vào dịp tết vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) , cụ thể:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

    Theo đó, cá nhân kinh doanh bánh kẹo giả vào dịp Tết thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức thấp nhất là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá lớn hơn mức tối thiểu quy định thì thì số tiền phạt cũng sẽ tăng lên, mức tối đa đến 50.000.000 đồng 

    Lưu ý: Đối với tổ chức, mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi khi thực hiện hành vi tương đương với cá nhân (điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

    Kinh doanh bánh kẹo giả trong dịp Tết Nguyên Đán có bị đi tù không?

    Để giải đáp câu hỏi trên, căn cứ Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (sửa đổi bởi Điểm a, điểm b Khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    - Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    + Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    + Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

    Vậy, trong trường hợp bán bánh kẹo giả đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Mức hình phạt cao nhất của người phạm tội có thể lên đến 10 năm tù khi thuộc tình tiết tăng nặng theo quy định này.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đến 100.000.0000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất là phạt tiền đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Khi thấy hành vi buôn bán bánh kẹo giả thì làm như thế nào?

    Người tiêu dùng khi phát hiện hàng giả nói chung, hay bánh kẹo giả nói riêng được bán trong dịp Tết thì hãy phản ánh trực tiếp tại Tổng cục Quản lý thị trường qua đường giây nóng số 0945131911 và email là hotline TCQLTT@dms.gov.vn, hoặc liên hệ với cơ quan có chức năng quản lý thị trường tại địa phương để sớm ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm, 

     
    207 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận