Kiện thẩm phán hay Tòa án?

Chủ đề   RSS   
  • #463214 31/07/2017

    Kiện thẩm phán hay Tòa án?

    Xin chào các luật sư/luật gia! 

    Tôi đã ly hôn hơn 6 năm và năm 2016 vợ cũ kiện đòi thay đổi quyền nuôi con (tôi nuôi bé gái lớn, bé gái nhỏ ở với mẹ). Tôi cung cấp bản khai nêu rõ vợ cũ không đủ thời gian chăm sóc bé nhỏ làm sao chăm sóc bé lớn và chứng minh bản thân vẫn đủ điều kiện theo luật định. 

    Thẩm phán có rất nhiều điều không bình thường nên tôi làm đơn xin thay đổi thẩm phán nhưng không được xem xét vì không có căn cứ. Sau đó vụ án được đưa ra xét xử nhưng tôi không có mặt. Vừa rồi tôi được tống đạt bản án tuyên giao con gái lớn cho mẹ ruột vì BÉ GÁI TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHANH CẦN NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ KINH NGHIỆM ngoài ra hoàn toàn không đề cập gì đến năng lực của hai bên (nhận định là cả 2 chăm sóc con rất tốt) cũng như không đề cập gì đến những tình tiết tôi nêu ra.

    Tôi vừa làm xong đơn kháng cáo và sẽ nộp vào ngày mai. Tôi trích dẫn luật tôi vẫn đủ điều kiện nuôi con theo luật định, tòa sơ thẩm không xem xét ý kiến bổ sung của con tôi (con tôi lên tòa 2 lần - 1 lần với mẹ và 1 lần với tôi và lời khai bất nhất - tôi rất đau lòng vì không bảo vệ được con khiến con gái bị tổn thương); thẩm phán không trực tiếp lấy ý kiến của tôi dù có hẹn trước; tòa sơ thẩm nhận định sai khách quan mang định kiến giới, phân biệt đối xử giới và không đánh giá cao vai trò của người cha là trái pháp luật... 

    Tôi không thật sự không tin tưởng phúc thẩm :(. Rất xin lỗi. Nếu tôi muốn kiện thẩm phán thì kiện dưới hình thức khiếu nại tư pháp có đúng không? Và nơi tiếp nhận đơn khiếu nại của tôi là ở đâu? 

    Chân thành cảm ơn.

    ĐB

     
    3797 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ducnghiep2017 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (31/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463417   01/08/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Chào bạn!

    rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn, tôi có đôi lời trao đổi với bạn như sau:

    Việc tòa án giao con cho cha hay mẹ (con trên 7 tuổi phải tham khảo ý kiến của con xem muốn sống chung với ai hơn) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mong muốn của trẻ, điều kiện học tập, ăn ở phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần của con trẻ.

    Nếu bạn không đồng ý thì bạn có thể làm đơn kháng cáo còn việc bạn muốn "kiện" thẩm phán thì với lý do gì vậy bạn.

    Bạn cứ bình tĩnh xem tòa phúc thẩm xét xử như thế rồi hãy phán xét nhé

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #463596   04/08/2017

    Xin chào! 

    Nghe bạn chia sẻ mình hiểu. Vấn đề "nhiều yếu tố", bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn được không? Với mong muốn có được một cs bình yên, mình đã tìm hiểu và liệt kê dưới đây (nếu còn thiếu mong bạn bổ sung để mình tự vấn bản thân): 

    1. Luật định 

    a/ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (bản án kết luận tôi rất tốt); b/ Nguyện vọng của trẻ (con tôi có ý kiến ghi tại tòa và con tôi đồng ý tôi gửi đơn kháng cáo). 

    2. Các yếu tố liên quan 

    - Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

    - Phát triển thể chất, dinh dưỡng 

    - Tâm lý theo độ tuổi 

    - Học lực trong nhiều năm liên tục

    - Tính khí, thái độ, quan điểm sống của trẻ và người trực tiếp nuôi dưỡng 

    - Điều kiện sống hiện tại, định hướng sống tương lai 

    - Quan điểm, thói quen, các mối quan hệ của người trực tiếp nuôi dưỡng 

    - Phản ánh của lối xóm, nhà trường 

    - Quan hệ luyến ái/hôn nhân của người trực tiếp nuôi dưỡng 

    - Hiểu biết về giới tính của trẻ 

    - Quỹ thời gian dành cho trẻ, cá nhân người nuôi dưỡng 

    Tôi đã có ý kiến, phân tích tất cả các yếu tố trên. Nếu bạn hiểu biết nhiều về các yếu tố liên quan xin mạnh dạn chia sẻ để tôi tự vấn. Cảm ơn và trân trọng.

     
    Báo quản trị |