Kiện đòi bồi thường tổn thất tinh thần

Chủ đề   RSS   
  • #384419 21/05/2015

    Kiện đòi bồi thường tổn thất tinh thần

    Xin chào Luật Sư, Chào tất cả thành viên, nội dung vụ kiện như sau:

    Trong 1 vụ án dân sự, nguyên đơn T đòi bồi thường "Tổn thất tinh thần" do sức khỏe và danh dự bị xâm phạm. Các giấy tờ để làm bằng chứng pháp lý là biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công An đối với bị đơn H​ về tội trực tiếp xâm hại đến sức khỏe người khác (T là người bị hại)

    Nguyên đơn T căn cứ theo điều 604, khoản 2 điều 609, khoản 2 điều 611 BLDS để đòi bồi thường "Tổn thất tinh thần" thì để bảo vệ quyền lợi cho H (bị đơn vắng mặt) Tòa án cứ lòng vòng ở khoản 1 điều 609, khoản 1 điều 611 BLDS - Bắt nguyên đơn T phải chứng minh tổn thất kinh tế rồi tuyên xử bác yêu cầu của nguyên đơn do không có căn cứ.

    Cùng vụ án trên nhưng Tòa xé ra để hành,

    Nguyên đơn L đòi bồi thường "Tổn thất tinh thần" do sức khỏe và danh dự bị xâm phạm. Và các giấy tờ để làm bằng chứng pháp lý thì cũng là biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công An đối với bị đơn H về tội trực tiếp xâm hại đến sức khỏe người khác (L là người bị hại)

    Nguyên đơn cũng căn cứ theo điều 604, khoản 2 điều 609, khoản 2 điều 611 BLDS để đòi bồi thường "Tổn thất tinh thần", lần này cũng để bảo vệ quyền lợi cho H (bị đơn vắng mặt) Tòa án cứ lòng vòng đặt câu hỏi lang man hòng tìm sơ hở của nguyên đơn ... Tuy nhiên, nguyên đơn L bằng những lời lẽ lập luận của mình để đấu lý với HĐXX hơn là làm cái việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cuối cùng HĐXX chịu nhượng bộ là Tuyên xử bị đơn H phải bồi thường 2 tháng lương tối thiểu là 1.150.000đ x2 = 2.300.000đ

    Nay Tôi xin hỏi rằng:

    - Tòa lấy mức lương tối thiểu thấp nhất mà không lấy mức lương tối thiểu vùng để làm mức bồi thường có đúng không?

    - Tòa xử án tùy tiện theo kiểu "Án dân sự xử sao cũng được" như vậy thì làm sao để kiện Tòa, điều luật nào để làm căn cứ khiếu nại và khởi kiện Tòa?

    Tôi xin nói rõ thêm rằng, Tòa đã hành các nguyên đơn T và L rất nhiều lần lên Tòa để đáp ứng những yêu cầu của Tòa (mỗi lần rặn ra 1 yêu cầu)

    Xin cảm ơn

     

     
    3982 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #384631   22/05/2015

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Vấn đề thứ nhất bạn hỏi thì việc Tòa án áp dụng mức lương tối thiểu 1.150.000 đồng là đúng rồi. Vì khoản 2 Điều 609 BLDS quy định "lương tối thiểu" chứ không quy định là "lương tối thiểu vùng".

    Vấn đề thứ hai bạn hỏi thì nếu nguyên đơn T không đồng ý với quyết định của Tòa sơ thẩm thì có quyền làm đơn kháng cáo bản án để Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm. Chứ trong trường hợp này không có quy dịnh nào để khiếu nại hay khởi kiện Tòa cả.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #384685   22/05/2015

    Chào bạn

    Nguyên đơn T không đồng ý với quyết định của Tòa sơ thẩm và đã làm đơn kháng cáo bản án để Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm, nhưng Tòa phúc thẩm cũng làm y chang cái việc của Tòa sơ thẩm, lòng vòng bảo vệ cho bị đơn rồi tuyên xử là nguyên đơn không có căn cứ, y án sơ thẩm...

    Còn nếu nói rằng không có quy dịnh nào để khiếu nại hay khởi kiện Tòa cả thì rõ ràng câu nói : "Án dân sự xử sao cũng được" sẽ trở thành câu nói hay nhất mọi thời đại

    Còn bọn cửa quyền, hống hách, nhũng nhiểu hành dân thoải mái vì không có điều luật nào để trị chúng

    Vậy Luật là để bảo vệ chúng nó và cho chúng nó tùy nghi sử dụng.

    Luật không bảo vệ người dân thì viết Luật ra để làm gì ?

    Xin các Luật sư trả lời dùm câu hỏi cuối cùng này.

     

     
    Báo quản trị |