Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện thế nào theo quy định mới?

Chủ đề   RSS   
  • #607485 14/12/2023

    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (281)
    Số điểm: 2032
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện thế nào theo quy định mới?

    Ngày 31/5/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023 có đề cập cụ thể cách thức thực hiện kiểm tra xin được chia sẽ qua nội dung dưới đây.

    Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam
     
    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC đề cập việc kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì cơ quan hải quan căn cứ quy tắc xuất xứ hàng hóa theo từng Hiệp định thương mại tự do được quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương, kiểm tra, đối chiếu với các thông tin khai báo trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
     
    Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo thì cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử để xác định thuế suất ưu đãi theo quy định và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
     
    Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ
     
    Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cơ quan hải quan căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để kiểm tra, đối chiếu với khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này. Riêng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì phải có đủ các thông tin tối thiểu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
     
    Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mà Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có trang thông tin điện tử để kiểm tra, đối chiếu thì cơ quan hải quan kiểm tra mã số nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với trang thông tin điện tử để xác định tính hợp lệ của chứng từ này và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
     
    Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam
     
    Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC có đề cập các thông tin tối thiểu phải có:
     
    - Người xuất khẩu;
     
    - Người nhập khẩu;
     
    - Phương tiện vận tải;
     
    - Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa;
     
    - Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa;
     
    - Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa;
     
    - Ngày/tháng/năm cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
     
    - Chữ ký của người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
     
    Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp điện tử thì cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên trang thông tin điện tử hoặc phương thức khác thể hiện trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
     
    165 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận