Không xử phạt Quấy rối tình dục công sở

Chủ đề   RSS   
  • #289334 02/10/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Không xử phạt Quấy rối tình dục công sở

    Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực từ 1/5/2013 đã cấm quấy rối tình dục người lao động bằng việc quy định tại bốn điều luật (điều 8, 37, 182, 183).

    Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

    2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    Điều 182. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình

    4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.

    Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

    1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

    Đây là bước tiến quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là bảo vệ phụ nữ khỏi bị quấy rối tình dục nơi công sở. Tuy nhiên, Bộ Luật lao động 2012 vẫn chưa đủ để hài lòng lao động nữ mà cần phải quy định chi tiết hơn.

    Đầu năm 2013, các nhà soạn thảo đưa ra dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động theo đó: Phạt từ 50 – 75 triệu đồng hành vi quấy rối tình dục người lao động tại nơi làm việc và 5 – 10 triệu đồng đối với lao động là người giúp việc gia đình. Đây là bước tiên phong trong việc đưa Bộ Luật lao động 2012 vào đời sống thực tiễn nhằm triệt tiêu quấy rối tình dục.

    (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên, ngày 22/8/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì không đề cập gì đến “quấy rối tình dục”. Thật khó lý giải tại sao Chính phủ lại không hướng dẫn điều đáng phải hướng dẫn như thế này.

    Vậy là, một trường hợp trớ trêu xảy ra: Bộ Luật lao động 2012 cấm quấy rối tình dục nghĩa là người dân không được quấy rối tình dục, nhưng nếu quấy rối tình dục thì chẳng bị sao bởi chế tài chưa có.

    Hi vọng, Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 bằng việc thêm chế tài đối với hành vi quấy rối tình dục. Có như vậy, mới hiện thực hóa được quy định tiến bộ mà Quốc hội đã đề ra.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 03/10/2013 11:15:16 SA
     
    11157 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    dangthao_tcity (18/12/2014) thanhdung112 (03/10/2013) pkungdung (02/10/2013) nguoidemsao_504 (02/10/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #289362   02/10/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Chắc mấy bác ấy  chưa nghĩ ra cách nếu bị quấy rối thì phải chứng minh như thế nào, bên cạnh đó cũng chưa biết định nghãi thế nào là quấy rối tình dục, vì thế cần nghiên cứu thêm nữa thôi!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/10/2013) pkungdung (02/10/2013)
  • #289525   03/10/2013

              Ừ.. nếu xử lý thì phải định nghĩa thế nào là quấy rối tình dục? Như vậy mới tránh được việc mỗi người làm mỗi kiểu lại sinh ra lắm chuyện. Mà thiết nghĩ, cái này làm luôn cũng được mà, thiếu sót thì lần sau sửa đổi, bổ sung. Thảo luận thêm tí: quấy rối tình dục thì nạn nhân cũng có thể là nam chứ nhỉ?

    Cập nhật bởi huynhpro69 ngày 03/10/2013 02:25:12 CH sai
     
    Báo quản trị |