Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực?

Chủ đề   RSS   
  • #559952 05/10/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực?

    Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực? - Ảnh minh họa

    Không tuân thủ hình thức giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực? - Ảnh minh họa

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự phải tuân theo quy định về hình thức nếu có theo quy định của pháp luật nếu không sẽ bị vô hiệu. Bài viết sau phân tích về những trường hợp ngoại lệ mà giao dịch dân sự vẫn được công nhận hiệu lực khi không tuân thủ quy định về hình thức.

    1. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự

    Căn cứ Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có quy định:

    “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

    Ví dụ: Pháp luật quy định Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì giao dịch phải tuân theo các quy định đó (hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng).

    2. Phân tích các trường hợp vi phạm về hình thức nhưng giao dịch dân sự vẫn có hiệu lực

    Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

    1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

    2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

    ==== >> Dựa vào những quy định trên thì có hai trường hợp giao dịch được coi là không tuân thủ về hình thức, đó là: Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực (Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này).

    - Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật

    Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là giao dịch bằng văn bản nhưng văn bản đó không đúng quy định của luật. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự ta có thể hiểu như sau:

    + Hợp đồng có thể có các nội dung nội sau đây: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    + Ngoài ra, Hợp đồng theo quy định của luật chuyên ngành cũng có những nội dung bắt buộc:

    Ví dụ: Theo Điều 18, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì nội dung hợp đồng mua bán phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; các thông tin về bất động sản; giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;phương thức và thời hạn thanh toán; thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo; bảo hành; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; giải quyết tranh chấp; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    - Văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực

    Theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

    Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Ví dụ: Những giao dịch pháp luật bắt buộc phải có công chứng, chứng thực như: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014).

    - Điều kiện để các văn bản trên có hiệu lực: là một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.

    Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

    Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

    - Quy định đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là:

    - Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý

     - Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền

     - Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ có giá.

     - Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận.

    ...

    * Lưu ý: Việc công nhận hiệu lực của lọa giao dịch này phải thông qua Tòa án. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ, Tòa án xem xét và ra quyết định.

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 05/10/2020 02:13:28 CH
     
    3735 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (05/10/2020) admin (05/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận