nguyenkhanhchinh viết:
Cảm ơn ý kiến của các bác!
Trường hợp này C nghe A nói là vừa cướp được 1tr đồng, giờ cho chú 100k mua thuốc hút. C nghe vậy nhận tiền và không nói gì, đi mua thuốc lá để hút. Khi A bị tóm thì không lâu sau C cũng đi theo...
Như vậy, C biết A cướp tài sản thông qua A nói với chính C, sự thật đã cơ quan điều tra đã chứng minh được A cướp tài sản của B, bản thân C sau khi nghe nói tiền cướp được nhưng vẫn nhận 100k do A đưa để đi mua thuốc hút.
Vậy, việc "biết" người khác phạm tội được thể hiện như thế nào trong hai điều luật?
Sau này nếu ai mượn tiền mình thì cứ nói cho bạn mượn 1 triệu mới đi cướp về thì chắc chắn họ không dám lấy.
Nếu ghét ai thì cứ nói với người đó là tôi mới cướp được 10 triệu, người đó đi tố cáo thì CA không tin vì không có chứng cứ; không tố cáo thì ăn ngủ không yên vì sợ tội không tố cáo tội phạm .
Chào bạn nguyenkhanhchinh !
Theo thông tư liên tịch Số: 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011:
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ TỘI RỬA TIỀN
Điều 1. Giải thích từ ngữ quy định tại Điều 250, Điều 251 Bộ luật hình sự
1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
Thực tế nếu nghi phạm không thừa nhận thì khó có căn cứ chứng minh nếu họ không phải là thành phần chuyên nghiệp.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/06/2014 03:20:06 CH