Không thể xử phạt lỗi vượt đèn vàng

Chủ đề   RSS   
  • #432135 29/07/2016

    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Không thể xử phạt lỗi vượt đèn vàng

    Điểm 10.2 QCVN41:2016/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng như sau:

    Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn

    10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:

    10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

    Từ quy định trên và thực tiễn trong hoạt động điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường, tôi thấy có một số vấn đề:

    1. Thời gian sáng của đèn vàng

    Thời gian sáng của của một đèn vàng thông thường là từ 3 – 5 giây. Trong khoảng thời gian này người đi đường phải thực hiện liên tiếp 05 bước bắt buộc trong khi đang trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia lưu thông:

    Bước 1: Nhìn vào đèn tín hiệu xem nó có đang vàng hay không? Nếu có thì thời gian còn vàng bao lâu?

    Bước 2: Nhìn vào vạch dừng xe xem phương tiện đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe hay chưa?

    Bước 3: Nhìn vào gương chiếu hậu xem những phương tiện lưu thông phía sau đang trong tình trạng như thế nào

    Bước 4: Phân tích xem việc dừng xe của mình có gây nguy hiểm cho người khác hay không?

    Bước 5: Ra quyết định là dừng xe hay tiếp tục lưu thông

    Chỉ trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi như thế mà bản thân người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện từng ấy những hoạt động, buộc các bộ phận như mắt (quan sát), tay, chân (đạp ga, đạp (bóp) phanh), tai (nghe tiếng còi xe) và não (phân tích) phải hoạt động hết công suất.

    Khi lưu thông trên đường, đặc biệt là khu vực nội thành, nội thị người điều khiển phương tiện phải vượt qua vài chục cái đèn vàng như vậy trong khói bụi, tiếng ồn và kẹt xe, thử hỏi tại sao việc tham gia giao thông luôn là một cực hình???

    2. Ranh giới giữa được phép vượt và không được phép vượt

    Như đã phân tích tại mục 1., thời gian đèn vàng sáng là quá ngắn trong khi phương tiện lại đang lưu thông chứ không phải trong tình trạng đứng yên. Do vậy việc xác định phương tiện “đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe” khi “tín hiệu vàng bật sáng” là không thể vì không có phương tiện để xác định tính chính xác.

    Hiện nay trong một số môn thể thao như bóng đá, tennis v.v…người ta sử dụng đến công nghệ Goal-line, tuy nhiên công nghệ này chỉ dừng lại ở việc xác định bóng đã chạm vạch hay chưa (phương tiện đã tiến sát hoặc vượt quá vạch dừng hay chưa) chứ cũng không thể xác định được việc đó xảy ra vào thời điểm “tín hiệu vàng bật sáng”, chưa kể việc trang bị công nghệ trên là vô cùng tốn kém.

    Như vậy, ranh giới giữa việc được phép và không được phép vượt là vô cùng mỏng manh (tính trên đơn vị giây) và không có phương tiện để xác định được việc này. Vì thế rất dễ xảy ra cự cãi giữa CSGT và người tham gia giao thông quanh việc có hay không có hành vi vi phạm.

    3. Tính khả thi của quy định

    Theo như phân tích tại mục 2., hoàn toàn không có cơ sở để xác định người tham gia giao thông đã vi phạm hay không vi phạm và CSGT đã xử lý đúng hay không đúng.

    Tuy nhiên, tại điểm d, đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Theo quy định trên nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về người có thẩm quyền xử phạt (trong trường hợp này là CSGT) chứ không thuộc về người bị cho là vi phạm, mà việc chứng minh này là không thể vì không có bằng chứng.

    Do vậy, nếu muốn xử phạt đúng pháp luật hành vi vượt đèn vàng là điều không thể

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 29/07/2016 04:33:49 CH

    When you like your work, every day is a holiday

     
    18776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #432141   29/07/2016

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     Chắc vì khó xác định, nên trong quy định mới mấy anh ấy mới nâng mức phạt đèn vàng lên bằng đèn đỏ. Để có gì vượt đèn vàng thì cũng gọi là vượt đèn đỏ vậy cho tiện. Khỏi lôi thôi phải xác định xem con mắt nào của anh thấy tui vượt đèn vàng...

     
    Báo quản trị |  
  • #432148   29/07/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Trong vòng 5 giây mà phải vận dụng các giác quan, và bộ phận trên cơ thể để thực hiện đúng quy định này là điều không tưởng, chắc chỉ có Siêu nhân làm được 

     
    Báo quản trị |  
  • #432155   29/07/2016

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông rất khó để xử lý trong trường hợp này nếu vừa thấy đèn vàng bật lên thì "CPU" trong não cập nhật thông tin liền xử lý nhanh và đưa 2 trường hợp :

    Trường hợp 1 : Nếu dừng lại trong lúc này sẽ rất nguy hiểm vì xe từ phía sau chạy lên có thể gây ra tai nạn....:-P

    Trường hợp 2 : Nếu chạy thẳng luôn nếu qua phía bên kia nhỡ gặp các anh CSGT thì toi:-P

    Vậy cả 2 trường hợp trên điều nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #432218   30/07/2016

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Chả qua, mấy anh đi đường, k giữ đúng tốc độ, không tập trung chú ý, không giữ khoảng cách an toàn chứ quy định là đúng, không có gì bất hợp lý cả. Mấy anh, chị đi xe ẩu nên mới không xử lý kịp khi đèn vàng bật lên thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    lynguyen77.uel (06/03/2018)
  • #432253   30/07/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Dungga_Pro viết:

    Chả qua, mấy anh đi đường, k giữ đúng tốc độ, không tập trung chú ý, không giữ khoảng cách an toàn chứ quy định là đúng, không có gì bất hợp lý cả. Mấy anh, chị đi xe ẩu nên mới không xử lý kịp khi đèn vàng bật lên thôi.

    Bạn này đúng là siêu nhân, bạn hãy thử một lần chính bạn đi xe khi đi gần tới vạch dừng bạn nhìn lên đèn báo hiệu rồi bạn nhìn xuống bánh xe (ví dụ là xe máy) xem bạn có thấy được phương tiện của bạn đã chạm vạch hay chưa không?

    P/s: Tốc độ cho phép xe máy đi trong khu vực nội thành thông thường là 40km/h và khu vực ngoại thành là 50km/h.  

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
  • #433145   10/08/2016

    toanlong123
    toanlong123
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 37 lần


    Dungga_Pro viết:

    Chả qua, mấy anh đi đường, k giữ đúng tốc độ, không tập trung chú ý, không giữ khoảng cách an toàn chứ quy định là đúng, không có gì bất hợp lý cả. Mấy anh, chị đi xe ẩu nên mới không xử lý kịp khi đèn vàng bật lên thôi.

    Đồng ý với bác.

     
    Báo quản trị |  
  • #433179   10/08/2016

    Tôi nghĩ thế này:

    - Thứ nhất: thời gian từ 3 - 5s chỉ là thời gian của đèn vàng báo hiệu cho chúng ta thay đổi vận tốc trong một khoảng cách nào đó, và 5 bước của bạn tôi nghĩ cũng đều đúng. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng: Ngoài đèn Vàng còn có đèn xanh, đèn đỏ và bộ đếm thời gian mà các đèn sẽ sáng. Cái quyết định có dừng xe hay không nên quyết định trước khi khoảng thời gian từ 3 - 5s đó xuất hiện,chứ không phải trong thời gian 3 - 5s đó.

    - Thứ 2: Khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường không chỉ ơ ngoài mà ngay cả ở trong đô thị, chúng ta cần phải chú ý quan sát không những ở gần mà còn ở xa. Khi trong đô thị, nếu có nhiều đèn xanh, đỏ như vậy thì chắc chắn tầm quan sát của mắt ta có thể quan sát được trạng thái đèn xanh đỏ vàng như thế nào. Mặc khác mỗi cây trụ đèn đều có hiển thị thời gian để chúng ta biết mỗi đèn sáng trong thời gian bao lâu. Như vậy dựa vào sự quan sát và thời gian sáng của mỗi đèn chúng ta đã đủ và dư thời gian để đưa ra quyết định đúng đắn.

    Suy cho cùng, pháp luật cũng chỉ là những quy tắc xử sự chung thôi chứ không phải hoàn toàn. vấn đề ở đây chính là ý thúc chấp hành pháp luật, phục tùng cái chung của tập thể, của cộng đồng, của xã hội. Ý thức này tuỳ thuộc mỗi người, môi trường sinh sống của mõi người, trình độ học vấn, chuyên môn,... Nếu ý thức cao ý thức mỗi người càng cao đất nước càng phát triển, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi tiến tới chủ nghĩa cộng sản tôi nghĩ sẽ thuận lợi hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phongle2504 vì bài viết hữu ích
    giangxuanphat2018 (30/11/2020)
  • #474365   13/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ 1/8, người tham gia giao thông bị xử phạt trong 3 trường hợp không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, gồm: vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ và đèn xanh phương tiện không đi. Tuy nhiên không quy định rõ khái niệm thế nào là "vượt đèn vàng". Trường hợp vượt qua giao lộ khi có đèn vàng cũng là vượt và đi qua vạch khi có đèn vàng cũng là vượt, như vậy ranh giới xác định việc vượt hay không vượt với cảnh sát giao thông bằng mắt thường là rất khó. Hơn nữa, trong Luật không quy định xử phạt đèn vàng như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #474368   13/11/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình nghĩ quan trọng là yếu tố con người thôi, đầu tiên là tốc độ mà chạy trong thành phố ( đường đông, người đi bộ băng qua đường đột xuất,...) thì nên chạy vừa phải, thứ hai là để ý cột đèn từ xa xa là vừa, tùy theo khoảng cách thấy đèn vàng với cả nhìn xem 2 bên đường người ta có chuẩn bị phóng xe không ( nhiều khi mình thấy đèn đỏ còn 1 2 giây là người ta đã me me đi rồi, mình phía bên này thấy đèn vàng cũng không dám vượt ), nói chung là phạt thì khó xác định, mà nhiều khi thấy k dám vượt đèn vàng thì bị mấy anh mấy chị mấy cô chú phía sau chửi vì đứng cản trở giao thông, không cho người ta vượt đèn vàng 

     
    Báo quản trị |  
  • #476560   30/11/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Trên thực tế, thời gian đèn vàng sáng là quá ngắn, chỉ có 3 giây, trong khi phương tiện giao thông lại đang lưu thông vì đèn xanh vừa chuyển, chứ không phải trong tình trạng đứng yên. Do vậy việc xác định phương tiện “đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe” khi “tín hiệu vàng bật sáng” là hầu như không thể xác định được. 

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #476616   30/11/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Chính bản thân mình đã gặp trường hợp chuyển qua giây 3 mình dừng ngay trước vạch chỉ đường, các xe bên cạnh tiếp tục băng qua đền vàng, còn mình thì bị dí còi ing ỏi và kèm theo một tràng dài la ó phía sau cho đến khi hết đèn đỏ việc la ó ấy mới kết thúc.

    Vậy phải đi sao cho đúng khi gặp đèn vàng đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #476619   30/11/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Phải xét đến tình hình thực tế để có thể quyết định xử phạt đối với hành vi này. Cần phải thay đổi một số quy định của pháp luật hiện nay để phù hợp với quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm vượt đèn vàng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #476630   30/11/2017

    Thực tế theo tâm lý của mọi người khi tham gia giao thông thì khi nào đèn đỏ hiện lên mới dừng, chứ còn đèn vàng thì vẫn cứ phóng, đôi khi còn phóng thật nhanh chứ không là tới đèn đỏ là phải đợi, nhất là những lúc kẹt xe, do đó tín hiệu của đèn vàng chỉ là bảo hiệu sắp tới đèn đỏ và chuẩn bị dừng, còn dừng như thế nào để anh toàn là quyết định của mọi người nên rất khó xử lý được.

     
    Báo quản trị |  
  • #480132   28/12/2017

    Vấn đề xử lí vượt đèn vàng là rất khó khăn, ví dụ một người đã qua vạch vôi khi đèn xanh nhưng ngay sau đó đèn chuyển sang mà vàng  thì không thể bắt lỗi họ vượt đèn vàng được, vì thực tế họ không vượt đèn vàng. Vấn đề xác định xem một người vượt đèn vàng có thực sự vượt đèn vàng hay không cũng rất khó khăn bởi vì thời gian họ đi qua vạch vôi rất ngắn nên rất khó mà xác định khi mà CSGT thường đứng ở các khu vực xa vạch vôi. Thêm một lí do nữa là tâm lí người Việt ta khi tham gia giao thông mà không thấy sự hiện diện của CSGT thì khi gặp đèn vàng hoặc sắp hết đèn xanh thường cố chạy nhanh cho kịp nên có vượt thì cũng chả ai xử lí dẫn đến thành thói quen, khi đã là thói quen của tập thể thì rất khó để xử lí.

     
    Báo quản trị |  
  • #480139   28/12/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Nhin chung thì rất khó để xử phạt, điều kiển xe mình phải tập trung chú ý các xe lưu thông trên đường, phải tập trung quan sát rồi giờ lại xem quan xát cả đèn tín hiệu và phải ứng nhanh, gọn, lẹ...ra đường như đi đanh trận. một con đường tầm 2 đèn tín hiệu là một rồi chứ mà có tới chục đèn tín hiệu thì chắc hơi căng á nha.

     
    Báo quản trị |  
  • #480142   28/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mình cũng cùng quan điểm với chủ thớt. Tại vì thời gian đèn vàng là quá ngắn, việc dừng hay đi khi đèn tín hiệu bật mà vàng tuỳ thuộc vào từng trường hợp và khả năng xử lý của mỗi người. 

    Đến khi họ đi qua vạch đèn tín hiệu giao thông có bật mà đỏ thì cảnh sát giao thông cũng khó có thể chứng minh hành vi của họ là có vi phạm hay không? Cho nên quy định về xử phạt vượt đèn vàng là rất khó áp dụng và khó chứng minh

     
    Báo quản trị |  
  • #481923   12/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ rõ 2 trường hợp về đèn vàng tuy nhiên không quy định rõ khái niệm thế nào là "vượt đèn vàng". Trường hợp vượt qua giao lộ khi có đèn vàng cũng là vượt và đi qua vạch khi có đèn vàng cũng là vượt, như vậy ranh giới xác định việc vượt hay không vượt với cảnh sát giao thông bằng mắt thường là rất khó. Hơn nữa, trong Luật không quy định xử phạt đèn vàng như thế nào.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #481933   13/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Quan trọng là ý thức thôi. Hầu hết các cột đèn đều có số điện tử đếm ngược. Nếu là người không có ý đình vượt đèn vàng thì chắc chắn sẽ tuân thủ và không đưa ra bất cứ lời biện hộ nào. 

    Đương nhiên vấn đề đặt ra là để chứng minh được lỗi vượt đèn vàng là khó, vì vậy cần có những biện pháp rõ ràng. Ví dụ như khoảng cách từ vạch đường đến cột đèn đường, số đếm điện tử. Như vậy thì người tham gia giao thông khó mà "chối tội"

     
    Báo quản trị |  
  • #481938   13/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Mình đã từng suy nghĩ như sau:

    Ngày xưa chúng ta đã từng được học:

    Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng

    Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông

    Đi đường bé nhớ nghe không!

    Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi

    Đèn vàng đi chậm lại thôi,

    Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau

    Bé ngoan, bé nhớ làu làu

    Xanh: đi, đỏ: phải dừng mau đúng rồi

    Những ngày ấy chúng ta được học đèn vàng là đèn đi chậm, nó được tạo ra để cho chúng ta thấy được và nhận biết được sự sắp xuất hiện của đèn đỏ. Từ đó chúng ta sẽ ước chừng tốc độ vừa phải để đạp thắng. Thấy đèn vàng là đi chậm lại, đến lúc gặp đèn đỏ thì dừng hẳn là đẹp, đúng với lời "ông cha ta dạy". Còn nếu khi đi qua cột đèn mà đèn mới chuyển vàng thì trên nguyên tắc chúng ta được phép đi qua luôn, bởi vì chúng ta có thấy đèn vàng đâu mà đi chậm. Và người thiết lập thời gian đèn họ cũng tính được khoảng thời gian khi chúng ta qua vạch sơn thì đèn vàng xuất hiện bằng khoảng thời gian chúng ta sang bên kia đường thì đèn vàng cũng chuyển sang đỏ, thường thì tầm 3 - 4s. 

    Nhưng hiện nay, tại các cột đèn giao thông trên thành phố thì đa số đều có đồng hồ đếm ngược. Vậy thì rõ ràng chúng ta có thể biết được khi nào thì đèn sắp chuyển sang đỏ, vậy thì cần đèn vàng làm chi nữa, sao chúng ta không bỏ luôn đèn vàng. chỉ còn 2 màu xanh đỏ, cứ vượt đèn đỏ là phạt luôn, không phải băn khoăn giữa việc vượt qua vạch sơn lúc chưa chuyển vàng hay đã chuyển vàng, đỡ phức tạp hơn và cũng tránh các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông không nghe lời ông bà cha mẹ, cứ hễ khi thấy đèn vàng là phóng nhanh. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481952   13/01/2018

    Việc xử lý vượt đèn vàng rất khó để xử lý, nhất là ở các thành phố lớn vì lúc đó cả đoàn xe đều cố tình vượt đèn vàng thì cảnh sát không thể kiểm soát được. Như cá nhân mình cũng vậy, vội quá hay không thích dừng là cứ cố vượt. Mĩnh nghĩ nên tăng thêm thời gian đèn vàng lên cho người tham gia giao thông chú thêm và cấm vượt đèn vàng như đèn đỏ. Vì thực tế đèn vàng có 3s thì ai cũng muốn vượt qua. 

     
    Báo quản trị |