Không nộp phạt vi phạm hành chính sẽ bị khấu trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #616654 21/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19274
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 412 lần


    Không nộp phạt vi phạm hành chính sẽ bị khấu trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng

    Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng cách khấu trừ trực tiếp số tiền phạt vào tài khoản ngân hàng của người vi phạm.

    (1) Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

    Biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam mà thuộc các trường hợp sau đây:

    - Không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả

    - Không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế

    Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những tổ chức, cá nhân không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt và chưa thanh toán đủ chi phí cưỡng chế một biện pháp thiết thực để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật.

    Việc này còn thể hiện rằng các quyết định xử phạt không thể bị xem nhẹ hoặc bỏ qua, nếu không thực hiện đầy đủ, cơ quan chức năng có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi số tiền cần thiết.

    (2) Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản bao gồm những nội dung gì?

    Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản bao gồm những nội dung sau:

    - Số quyết định;

    - Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    - Căn cứ ra quyết định;

    - Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định;

    - Số tiền bị khấu trừ, lý do khấu trừ;

    - Họ tên, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ;

    - Tên, địa chỉ tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị áp dụng khấu trừ mở tài khoản;

    - Tên, địa chỉ, số tài khoản của Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ tổ chức tín dụng đến Kho bạc Nhà nước;

    - Chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan ra quyết định.

    Theo đó, khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản.

    Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ sẽ thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.

    (3) Trường hợp tài khoản của người vi phạm không còn đủ số dư để khấu trừ thì xử lý thế nào?

    Liên quan đến vấn đề này, khoản 4 Điều 16 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP.

    Như vậy, nếu tài khoản tổ chức, cá nhân vi phạm không đủ số dư để thực hiện cưỡng chế khấu trừ thì tổ chức tín dụng tiến hành trừ hết số tiền hiện có và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế khấu trừ đó biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để tiếp tục cưỡng chế tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt.

     
    322 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (01/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận